Luật sư Công chứng viên ngày càng được xã hội trọng vọng

Phần lớn những ai theo học ngành Luật đều đã từng trải qua khoảng thời gian vật lộn với các văn bản pháp luật dày hàng trăm thậm chí hàng ngàn trang sách. Vậy làm sao để có thể học tập hiệu quả ngành Luật?

Mỗi ngành học đều đòi hỏi ở người học những kỹ năng khác nhau, đối với ngành Luật thì làm sao để thuộc, nhớ lâu và nắm vững các điều Luật là vô cùng quan trọng.

:Luật sư được ví như hình ảnh đại diện, thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của ngành luật. Không giống như những nghề bình thường khác, nghề luật sư ngoài những yêu cầu cao về kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn đòi hỏi vốn hiểu biết nhất định về các lĩnh vực khác của đời sống và xã hội. Theo đà phát triển của nền kinh tế những năm gần đây, nghề luật sư ngày càng được trọng vọng trong xã hội. Đặc biệt là khi họ đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân, doanh nghiệp và phát triển xã hội.

Ngành Luật ở Việt Nam Để đảm bảo hồ sơ, giấy tờ trong thực hiện các giao dịch của tổ chức, cá nhân, pháp luật quy định về công chứng, chứng thực các văn bản, giấy tờ. Một số trường hợp người dân được lựa chọn thực hiện công chứng/chứng thực tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng.

  1. Các việc liên quan đến công chứng, chứng thực

Trong thực tế thường phát sinh các việc liên quan cần được công chứng hoặc chứng thực, có thể liệt kê như sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản.

+ Chứng thực/công chứng Bản dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

+ Công chứng/chứng thực Hợp đồng, giao dịch.

+Công chứng/chứng thực các văn bản liên quan đến di chúc: Di chúc; văn bản từ chối nhận di sản; văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Trong đó, một số việc pháp luật cho phép được lựa chọn để thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Thực hiện chứng thực tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Theo quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, người yêu cầu chứng thực được đề nghị chứng thực tại các cơ quan nhà nước như sau:

“1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

  1. a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  2. b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  3. c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
  4. d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

  1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
  2. a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  3. b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  4. c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  5. d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

  1. e) Chứng thực di chúc;
  2. g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  3. h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

  1. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
  2. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà”.
  3. Thực hiện công chứng, chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng
  4. a) Về chứng thực

– Điều 77 Luật Công chứng năm 2014 về việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên quy định Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

– Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, quy định thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của công chứng viên. Theo đó, Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc: (i) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận; (ii) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch. Công chứng viên ký chứng thực và đóng dấu của   tổ chức hành nghề công chứng.

Như vậy, công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực 02 nhóm việc như trên. Thủ tục thực hiện theo quy định về chứng thực, cụ thể là Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2022 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

  1. b) Về công chứng

Theo quy định tại Chương V Luật Công chứng năm 2014, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch. Trong đó, Luật quy định cụ thể thủ tục chung về công chứng và thủ tục cụ thể trong các trường hợp: Thế chấp bất động sản; hợp đồng ủy quyền; di chúc; văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản; văn bản từ chối nhận di sản; nhận lưu giữ di chúc; Công chứng bản dịch.

Việc thực hiện công chứng theo quy định của Luật Công chứng.

  1. Công chứng, chứng thực ở nước ngoài

– Về chứng thực: Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

– Về công chứng: Khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng năm 2014 quy định Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật Công chứng và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.

  1. Giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch được công chứng và văn bản được chứng thực

Như vậy, thực tế một số hợp đồng, giao dịch, người yêu cầu có thể yêu cầu chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, cần hiểu rõ giá trị pháp lý của văn bản được công chứng và văn bản được chứng thực là khác nhau.

  1. a) Văn bản được chứng thực

– Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định: “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

– Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định: Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

– Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2022 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật: Các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này thì không có giá trị pháp lý.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực không đúng quy định đối với giấy tờ, văn bản do Phòng Tư pháp chứng thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực không đúng quy định đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực. Sau khi ban hành quyết định hủy bỏ giấy tờ, văn bản chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực không đúng quy định đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực và đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Trang thông tin điện tử của cơ quan mình.

Việc ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý và đăng tải thông tin thực hiện ngay sau khi phát hiện giấy tờ, văn bản đó được chứng thực không đúng quy định pháp luật.

  1. b) Văn bản được công chứng

– Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

– Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 khẳng định giá trị pháp lý của văn bản công chứng: “1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. 2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. 3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. 4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”.

– Theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng năm 2014 về công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch, việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch.

– Điều 52 Luật Công chứng năm 2014 quy định người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu: Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.

Theo các quy định trên, hợp đồng, giao dịch được chứng thực thì chỉ có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Trong khi đó, văn bản được công chứng thì được bảo đảm cả về nội dung của văn bản. Do đó, Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, và chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu.

  1. Một số vấn đề trao đổi Từ quy định về giá trị pháp lý của văn bản được công chứng, chứng thực và thực tiễn thực hiện, cho thấy:

– Đối với các hợp đồng, giao dịch, nhất là liên quan đến vấn đề di chúc, có những phức tạp trong xác định nội dung văn bản, thực tiễn có thể phát sinh những tranh chấp nếu nội dung không được thẩm tra, xác minh đầy đủ. Trong khi đó, việc chứng thực các văn bản này theo quy định chỉ có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Do đó, dẫn đến giá trị pháp lý của văn bản được chứng thực không cao, người thực hiện chứng thực có lúc cũng không “mặn mà” với nhiệm vụ này. Từ thực tế đó, nên xem xét không quy định việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mà thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch để bảo đảm tính pháp lý cao cũng như phù hợp với trình độ, kỹ năng hành nghề của công chứng viên.

 – Đối với bản dịch: Trường hợp công chứng bản dịch thì văn bản được chứng nhận cả về nội dung, trong khi đó, công chứng viên lại không có trình độ ngoại ngữ nên việc chứng nhận nội dung bản dịch là không phù hợp. Thiết nghĩ, đối với bản dịch, không quy định việc công chứng, mà quy định chứng thực chữ ký của người dịch trên bản dịch sẽ phù hợp với thực tế và chuyển thẩm quyền này đề Phòng Tư pháp thực hiện.

Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù nên nghề luật cũng như các quy định về hành nghề luật được ra đời khá muộn. Nhân lực thuộc ngành luật ở nước ta hiện còn đang trong tình trạng thiếu và mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ yêu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, mật độ của số lượng nhân sự này lại phân bố lại không đều, đa số tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Trong nội bộ ngành, các luật sư đã mở rộng phạm vi hoạt động. Không chỉ ở các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại mà trong lĩnh vực pháp luật dân sự cũng khá sôi động. Đặc biệt là các lĩnh vực như tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, ngành luật nói chung và các luật sư nói riêng đang phát huy hết sức vai trò của mình nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết ổn thỏa các các tranh chấp phát sinh đặc biệt là trong các lĩnh vực mới như đầu tư nước ngoài, quan hệ thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài, sở hữu trí tuệ…

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành luật trong nước.Trong các giai đoạn trước, nếu muốn hành nghề luật bắt buộc các luật sư phải hoạt động trong một tổ chức luật như tham gia Văn phòng luật, các công ty hoặc tổ chức hành nghề luật thì nay luật sư hoàn toàn được phép hành nghề với tư cách cá nhân. Tự nhận về các hợp đồng dịch vụ và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.

Hướng phát triển của ngành luật trong nướcTuy có những nét riêng biệt nhưng ngành luật Việt Nam vẫn có những điểm tương đồng với sự phát triển của thế giới. Luật sư Việt cũng phát triển theo một trong hai hệ thống pháp luật Civil Law hoặc Common Law. Sự chuyên môn hóa trong cơ cấu ngành ngày càng thể hiện sâu sắc và rõ rệt. Một luật sư không còn kiêm nhiệm quá nhiều lĩnh vực mà thay vào đó là các chuyên môn cụ thể như “luật sư hình sự“, “luật sư về chứng khoán“, “luật sư về thừa kế”, “luật sư về bảo hiểm”, “luật sư về hôn nhân & gia đình”, “luật sư về ngân hàng”, “luật sư về bất động sản”,… Thậm chí còn chuyên môn hóa sâu sắc tới mức có sự hiện hữu của các loại hình luật sư như “luật sư chuyên về tai nạn giao thông”, “luật sư chuyên về bồi thường thiệt hại”,….

Cơ hội việc làm ngành luật Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về các cơ hội việc làm của ngành luật tại Việt Nam khi cầu lao động ngành luật hiện duy trì ở mức quá cao trong khi lượng cung lại cực kì khiêm tốn. Thiết nghĩ có lẽ do định hướng nghề nghiệp ở các bậc học phổ thông chưa thật sự tốt đã gián tiếp gây nên sự rối loạn trong thị trường lao động. Nghề thiếu thì cứ thiếu, nghề thừa thì cứ thừa gây không ít tổn hại cho cả gia đình và xã hội. Sinh viên học đại vẫn phải học văn bằng hai để tìm kiếm phương án dự phòng cho tương lai của mình. Và ngành luật luôn là một trong số các sự lựa chọn sáng giá.

Trước mắt, trong cơ chế mở cửa hội nhập thì cơ hội việc làm ngành luật ngày càng rộng mở. Bởi tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, tất cả các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp đều cần đến những người có kiến thức pháp luật. Mặt khác, khi đã là một trong số các thành viên của tổ chức thương mại thế giới – WTO, các doanh nghiệp càng cần nhân lực ngành luật làm việc và tư vấn để có thể yên tâm kinh doanh và không bị thua thiệt trên trường quốc tế cũng như ngay tại sân nhà.

Giáo dục ngành luật Bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế, cơ chế giáo dục trong nước cũng có rất nhiều sự đổi thay và hỗ trợ cho người học. Cụ thể là các khóa học văn bằng 2 đại học luật, các chương trình liên thông đại học luật hay học tại chức luật. Tạo điều kiện cho cả sinh viên có mong muốn trau dồi thêm kiến thức và cả những người đang đi làm muốn tích lũy thêm kiến thức ngành luật để có một công việc với mức đãi ngộ tốt hơn.

TIN LIÊN QUAN

TIN XEM NHIỀU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký để biết mình phù hợp với công việc gì?
Đăng Ký tìm việc thông qua trung tâm giới thiệu việc làm?
Học CNTT ra làm gì? Các vị trí việc Công chức làm trong ngành CNTT
Giải mã Account Executive – Là nghề gì? Làm gì? Lưu ý ra sao khi ứng tuyển?
Công bố điểm trúng tuyển trung cấp CAND NAY
Nên học văn bằng 2 ngôn ngữ anh VLVH hay từ xa
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH Đại học Ngoại ngữ
Văn bằng 2 Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội
Nữ tiến sĩ người Việt ở Mỹ xây dựng ứng dụng học tiếng Anh
ĐHQG TP HCM dự kiến mở rộng địa bàn thi đánh giá năng lực
Hàng ngàn thí sinh trúng tuyển đh chọn học trường nghề
Có Giáo viên xin đi Dạy hợp đồng, đến khi nhận việc lại “Biệt tăm” vì lương thấp