Tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu này bạn cần trải qua những thủ tục và quá trình phức tạp, vậy bạn đã biết điều kiện du học Mỹ là gì chưa? Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều đó qua bài viết dưới đây.
Có kế hoạch học tập rõ ràng và chứng minh được bạn thực sự đi học
Viên chức Lãnh sự Mỹ sẽ xem xét kết quả học tập của bạn ở Viêt Nam và kế hoạch học tập sắp tới của bạn tại Mỹ để biết được ý định đi du học của bạn là thật sự hay không. Bạn phải sẵn sàng trả lời với Viên chức Lãnh sự những câu hỏi như lý do bạn chọn trường này học, chuyên ngành dự định học của bạn là gì và kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào. Việc này nhằm đảm bảo việc bạn thực sự đến Mỹ để học chứ không phải vì một mục đích khác.
Chứng minh bạn có đủ năng lực tài chính cho việc theo học tại Mỹ
Việc bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc học tập và sinh hoạt ở Hoa Kỳ (có thể là từ nguồn học bổng, của cá nhân bạn hoặc của gia đình tài trợ cho bạn); Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải chứng minh rằng người tài trợ cho bạn có khả năng chi trả cho việc học và ăn ở của bạn Cơ hội của bạn sẽ cao hơn nếu cha mẹ của bạn tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác không phải cha mẹ bạn tài trợ cho bạn, bạn cần giải thích lý do vì sao người đó muốn tài trợ cho bạn.
Đi du học mỹ là một kế hoạch lâu dài và tốn kém, yêu cầu nhiều khoản chi phí rất cao so với thu nhập bình quân hiện nay tại VN. Do đó, học sinh cần chứng minh được khả năng tài chính của gia đình có thể chi trả được cho việc ăn học của mình trong suốt thời gian học tập tại nước ngoài. Nếu việc chứng minh này hợp lí thì Tổng lãnh sự quán Mỹ và các nước khác sẽ tin rằng bạn sẽ không bỏ học giữa chứng để đi làm ở nước ngoài vì lí do gia đình bạn tại VN không có khả năng chi trả cho bạn (như nhiều trường hợp trước đây đã xảy ra tại nước của họ).
Vì vậy, việc đầu tiên cần chứng minh là số tiền tích lũy hiện có của cha, mẹ bạn trong tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Với sổ tiết kiệm này sẽ chứng minh được cho viên chức LSQ rằng cha, mẹ bạn đã có sự chuẩn bị trước cho kế hoạch học tập của bạn và có khả năng chi trả cho các khoản chi phí ban đầu của bạn.
Cho nên, số tiền gởi tiết kiệm nên được gởi nhiều hơn tổng khoản chi phí ước tính cho 1 hoặc 2 năm du học đầu tiên của bạn. Đối với Tổng lãnh sự quán Úc thì sổ tiết kiệm cần phải được gởi trước tối thiểu là 3 tháng. Còn với Tổng lãnh sự quán Anh quốc, New Zealand thì sổ tiết kiệm cần phải được gởi tối thiểu là 6 tháng (nếu bạn đi du học Úc nhưng số tiền tiết kiệm của cha, mẹ bạn không đủ để thanh toán cho các chi phí học tập của bạn trong 2 năm đầu thì bạn có thể xin một chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Nếu có chứng thư này, Tổng lãnh sự quán Úc sẽ chấp nhận).
Điều kiện cần để xin visa du học Mỹ tiếp theo là bạn cần chứng minh khoản tiền tiết kiệm này được tích lũy như thế nào: từ thu nhập hàng tháng, hay là từ tài sản của cha, mẹ bạn (do bán hay được đền bù từ nhà, đất…)? Bạn nên đính kèm các chứng từ này vào hồ sơ. Ngoài ra bạn cần chứng minh được các khoản thu nhập hàng tháng của cha, mẹ bạn để qua đó, viên chức Lãnh sự quán thấy rằng cha, mẹ của bạn có khả năng lo cho gia đình chính mình tại VN. Đồng thời, cũng có khoản thu nhập dư ra để lo cho bạn trong thời gian bạn đi du học nước ngoài.
Tại VN, phụ huynh và học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh thu nhập nếu như gia đình hiện đang làm nghề tự do hoặc những ngành nghề kinh doanh nhỏ. Và vì các viên chức lãnh sự quán, người xét cấp Visa là người nước ngoài, mà cuộc sống tại VN lại không giống như ở nước ngoài, nên tuy biết nhưng họ không thể xét hồ sơ của bạn theo thực tế tại VN được mà bạn vẫn đòi hỏi phải chứng minh bằng các chứng từ có liên quan. Nếu bạn vẫn chưa tự tin trong việc tự chứng minh tài chính cho kế hoạch học tập của mình, bạn có thể liên hệ với các cty tư vấn du học uy tín để được tư vấn miễn phí.
Chứng minh được bạn sẽ quay về Việt Nam sau khi học xong
HỒ SƠ DU HỌC Phòng Xử lý hồ sơ I20 Quốc tế Mỹ
Hồ sơ xin học |
|||
1 |
Hộ chiếu |
Công chứng |
|
2 |
Giấy khai sinh (nếu chưa có hộ chiếu) |
Công chứng |
|
3 |
Bằng cấp cao nhất |
Công chứng |
|
4 |
Bảng điểm ứng với bằng cấp/học ba 2 năm gần nhất |
Công chứng |
|
5 |
Study plan of purpose SOP |
Công chứng |
|
6 |
Xác nhận kinh nghiệm việc làm/hợp đồng lao động |
Công chứng |
|
7 |
IELTS hoặc chứng chỉ tiếng anh quốc tế tương đương |
Công chứng |
|
Hồ sơ cá nhân xin visa (gồm hồ sơ xin học và những giấy tờ sau) |
|||
1 |
Hộ chiếu cũ đã hết hạn |
Công chứng |
|
2 |
Giấy khai sinh |
Công chứng |
|
3 |
CMND |
Công chứng |
|
4 |
Sổ hộ khẩu/ tạm trú KT3 |
Công chứng |
|
5 |
Đăng ký kết hôn |
Công chứng |
|
6 |
Quyết định li hôn |
Công chứng |
|
7 |
Sơ yếu lý lịch có xác nhận chính quyền địa phương |
Bản gốc |
|
8 |
Lý lịch tư pháp số 2 |
Bản gốc |
|
9 |
Chứng thực chữ ký nếu đương đơn dưới 18 tuổi |
Bản gốc |
|
10 |
Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực chữ ký |
Bản gốc |
|
11 |
CMND của người bảo lãnh tài chính |
Công chứng |
|
12 |
GTE letter (giống SOP) |
Bản gốc |
Phòng Xử lý hồ sơ I20 Quốc tế Mỹ
Cho gia đình làm công ăn lương |
|||
1 |
Sổ tiết kiệm/ xác nhận số dư tài khoản |
Bản gốc |
Tùy theo |
2 |
Hợp đồng lao động / xác nhận việc làm |
Công chứng |
1 |
3 |
Xác nhận thu nhập |
Bản gốc |
1 |
4 |
Sao kê tài khoản thể hiện nguồn thu |
Bản gốc |
Tùy theo |
5 |
Sổ bảo hiểm xã hội |
Công chứng |
1 |
6 |
Quyết định bổ nhiệm |
Công chứng |
1 |
7 |
Quyết định tăng lương |
Công chứng |
1 |
8 |
Sổ đỏ/ hợp đồng mua bán nhà đất |
Công chứng |
Tùy theo |
9 |
Các giấy tờ tài chính khác |
Công chứng |
Tùy theo |
Cho gia đình có kinh doanh riêng |
|||
Thông tin chung |
|||
1 |
Sổ tiết kiệm/ xác nhận số dư tài khoản |
Bản gốc |
Tùy theo |
2 |
Sổ đỏ/ hợp đồng mua bán nhà đất |
Công chứng |
Tùy theo |
3 |
Đăng ký ô tô nếu có |
Công chứng |
Tùy theo |
4 |
Cổ phiếu/ chứng khoán |
Công chứng |
Tùy theo |
Giấy tờ công ty Phòng Xử lý hồ sơ Du Học Quốc tế Mỹ (Hoa Kỳ) |
|||
5 |
Giấy phép ĐKKD |
Công chứng |
1 |
6 |
Các giấy tờ thuế |
Công chứng |
1 |
7 |
Báo cáo tài chính |
Sao y bản chính có mộc công ty |
1 |
8 |
Sao kê tài khoản thể hiện đầu ra, đầu vào |
Bản gốc |
1 |
9 |
Báo cáo kết quả kinh doanh |
Bản gốc |
2 |
Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các Viên chức Lãnh sự được quyền xem tất cả các ứng viên xin thị thực không di dân là những người có ý định nhập cư cho tới khi bạn có thể thuyết phục được với Viên chức Lãnh sự rằng bạn không có ý định đó. Việc chứng minh sẽ quay lại VN này có liên quan đến những dự đinh của bạn trong tương lai sau khi học xong. Viên chức lãnh sự sẽ căn cứ vào tờ khai, các giấy tờ có liên quan, và kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp để xét điều này.
Đối với du học sinh, viên chức lãnh sự quán Mỹ cần phải nhìn thấy rằng việc bạn xin Visa du học Mỹ không phải là vì lý do tự phát hay bởi vì một lý do nào khác, mà vì các em muốn thực sự được đến Mỹ học tập. Và quyết định xin đến Mỹ học này là do các em đã có tìm hiểu kỹ về nơi các em dự định đến, chương trình học mà các em đã ghi danh theo học…
Tóm lại, bạn cần chứng tỏ rằng bạn đã có định hướng và tự tin, có đủ năng lực để tiếp thu chương trình học, có kế hoạch học tập rõ ràng (chứng minh bằng khả năng Anh ngữ của bạn trong lúc tiếp xúc với viên chức LSQ tại buổi phỏng vấn, bằng điểm TOEFL nếu có, bằng các Chứng chỉ học Anh văn tại Việt Nam, bằng các chứng từ về kết quả học tập của bạn tại Việt Nam…), đồng thời gia đình bạn có đủ khả năng về tài chính để lo cho việc học của bạn trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ (chứng minh bằng các chứng từ tài chính của gia đình).
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh cho viên chức lãnh sự quán thấy rằng bạn hiện có những ràng buộc tại VN khiến cho bạn không thể có lý do nào khác để phải ở lại Mỹ như: quan hệ gia đình (không thể bỏ cha, mẹ, gia đình tại VN), sau khi học xong sẽ có một tương lai tốt hơn tại VN nếu so với phải ở lại Mỹ (chẳng hạn, khi học xong, bạn sẽ về VN để tiếp quản cơ ngơi của gia đình, hoặc bạn sẽ có một nghề nghiệp, một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ đón tại Việt Nam.
TÀI CHÍNH Phòng Xử lý hồ sơ Du Học Quốc tế Mỹ (Hoa Kỳ)
Nếu bạn muốn có được visa du học Mỹ, bạn phải chứng minh khả năng tài chính cũng như thu nhập hàng tháng của bạn đủ để trang trải cho toàn bộ học phí và các khoản sinh hoạt phí trong suốt thời gian du học tại nước này. Tùy thuộc vào trường ngành nơi bạn theo học mà có những yêu cầu khác nhau.
Một trong những điều kiện du học Mỹ khó khăn nhất là bạn sẽ phải chứng minh tài chính du học Mỹ cả mình để đảm bảo đáp ứng được học phí, sách vở, ăn ở, đi lại… trong khi học tập tại Mỹ.
Đó chỉ mới là những chi phí trong khoảng thời gian đi học ở Mỹ. Ngoài ra trước đó, gia đình bạn phải đảm bảo chứng minh được thu nhập cũng như tài sản sẵn có của gia đình trong ngân hàng hoặc những nơi lưu trữ khác và phải hợp pháp.
Với visa F-1 (sinh viên du học toàn thời gian lâu dài), bạn cần phải cung cấp sổ tiết kiệm ngân hàng đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí trong 1 năm. Điều này để tránh sinh viên bỏ học giữa chừng hoặc xin visa du học Mỹ với mục đích khác. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của gia đình phải ở mức ổn định và đủ chi trả cho toàn bộ khoản học phí và sinh hoạt tại Mỹ cho đến khi bạn tốt nghiệp
Với dạng visa M-1 (sinh viên học nghề) thì tài chính của bạn vẫn phải đủ để chi trả cho toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt trong vòng 1 năm ở Mỹ.
VISA MỸ QUAN TRỌNG THẾ NÀO?
Khó khăn lớn nhất của các bạn học sinh, sinh viên trong quá trình xin du học Mỹ là việc xin Visa. Và điều mà các bạn ngại nhất có lẽ là khâu phỏng vấn Visa du học Mỹ. Đây là khâu có tỷ lệ trượt phỏng vấn khá cao vì rất nhiều lý do.
Có 2 loại Visa du học Mỹ là visa F1 (Visa du học dài hạn) và visa J1 (Visa giao lưu trao đổi ngắn hạn). Tùy vào khóa học mà bạn đăng ký bạn sẽ xin loại visa thích hợp. Thời hạn sử dụng của 2 loại visa đều là một năm.
Những học sinh, sinh viên nào có visa F1 đều cần phải xin gia hạn sau một năm để có thể suy trì việc học của mình ở Mỹ. Đối với visa J1 nếu học sinh, sinh viên muốn quay lại học ở Mỹ thì cần phải làm lại visa. Tất cả các ứng viên muốn du học tại Mỹ đều phải phỏng vấn xin visa du học Mỹ.
Dưới đây là những thông tin chung nhất mà bạn cần biết và cần thực hiện chính xác những điều này. Tuy nhiên việc thực hiện đúng không có nghĩa là bạn sẽ được cấp visa du học Mỹ. Việc Đại sứ quán xét visa của mỗi ứng viên còn dựa vào hoàn cảnh cụ thể của hồ sơ xin du học của ứng viên đó.
Giấy tờ cần cho phỏng vấn du học Mỹ
Giấy tờ cá nhân của học sinh, sinh viên
Giấy tờ về năng lực tài chính của phụ huynh/ cá nhân hoặc tổ chức tài trợ về tài chính cho học sinh, sinh viên
Các form visa, thư mời học, chứng từ nộp tiền học
Các bước xin visa du học Mỹ
Xin I-20 hoặc DS-2019
Đăng ký lịch phỏng vấn xin visa
Mua lệ phí phỏng vấn visa
Trả Service fee Phòng Xử lý hồ sơ Du Học Quốc tế Mỹ (Hoa Kỳ) Phỏng vấn visa
Xem thêm: