Giao thoa giữa kinh tế và kỹ thuật, ngành Quản lý xây dựng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò thiết yếu trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước. Với nhu cầu về nguồn nhân lực cao, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, từ quản lý dự án đến giám sát chất lượng.
Chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng ở các trường đại học
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Duy Khánh – Trưởng Bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng được phát triển theo định hướng CDIO (hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành).
Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng nền tảng về khoa học, kỹ thuật, cũng như kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý xây dựng. Qua đó giúp sinh viên nâng cao phẩm chất cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm và khả năng học tập liên tục để có thể làm việc hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Duy Khánh – Trưởng Bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. .
Chương trình đào tạo của trường trải qua 8 học kỳ, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư. Nhà trường cũng chú trọng vào việc hợp tác với các doanh nghiệp. Cụ thể, sinh viên có thể tham gia các hoạt động như tham quan, kiến tập, thực tập và nhiều trải nghiệm khác nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết về môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường cũng mời các doanh nghiệp tham gia giảng dạy chuyên đề và tổ chức các hội thảo học thuật cho sinh viên.
Trong khi đó, Thạc sĩ Lê Thị Thanh Tâm – Trưởng bộ môn Quản lý xây dựng, Khoa Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng cho biết, chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng được thiết kế nhằm giúp sinh viên có khả năng đề xuất, tính toán và lựa chọn các giải pháp quản lý cho các hoạt động xây dựng theo tiêu chuẩn và quy trình hiện hành. Sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý xây dựng.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo các kỹ năng cần thiết như tư duy phản biện trong thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng truyền đạt kiến thức, cũng như các kỹ năng về tin học và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
Thạc sĩ Lê Thị Thanh Tâm – Trưởng bộ môn Quản lý xây dựng, Khoa Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Ảnh: NVCC
Trên thực tế, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng nói chung và Khoa Xây dựng nói riêng đang thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, đặc biệt là với các công ty Nhật Bản như Công ty Takara, Công ty Cổ phần Ocean, Công ty Cổ phần Faith Network, và Công ty Cổ phần Nanawa.
Các công ty Nhật Bản có chương trình tuyển dụng sinh viên từ năm thứ 3, 4 để tham gia khóa đào tạo Zemi. Sinh viên sẽ được đào tạo miễn phí về tiếng Nhật và kỹ thuật chuyên môn, đồng thời vẫn theo học chương trình đại học chính quy. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có cơ hội làm việc tại các công ty Nhật Bản.
Sinh viên ngành Quản lý xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng tham gia học khóa đào tạo Zemi.
Sinh viên ngành Quản lý xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng tham gia học khóa đào tạo Zemi.
Ngoài ra, khoa còn thiết lập mối quan hệ hợp tác với Hội Kỹ sư Việt Nam (VCSE) cùng với các công ty xây dựng trong nước. Sự hợp tác này sẽ hỗ trợ cho công tác đào tạo của nhà trường, đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn cho sinh viên Khoa Xây dựng trong lĩnh vực QS (dự toán và đấu thầu) theo hướng thực tiễn, hiện đại và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Cơ hội việc làm đa dạng
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Duy Khánh chia sẻ, ngành Quản lý xây dựng là ngành thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ liên quan đến lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và quản lý các hoạt động xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi bàn giao và vận hành công trình.
Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các nhiệm vụ cơ bản bao gồm lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng, tư vấn triển khai thiết kế, tổ chức đấu thầu, lập dự toán và hợp đồng thi công.
Trong giai đoạn triển khai dự án, các hoạt động chủ yếu bao gồm giám sát thi công, kiểm soát chất lượng, thanh toán khối lượng và hợp đồng, quản lý an toàn và quản trị nguồn lực. Ở giai đoạn vận hành, các nhiệm vụ chính là quyết toán, hoàn công và khai thác sử dụng.
Có thể thấy, ngành Quản lý xây dựng liên quan đến nhiều nội dung công việc, tạo ra cơ hội việc làm phong phú ở nhiều vị trí khác nhau cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam sẽ đón nhận nhiều nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong tương lai. Do đó, nhu cầu về nhân lực có chất lượng cao sẽ rất lớn, đặc biệt trong các dự án có yếu tố nước ngoài, yêu cầu trình độ tiếng Anh và công nghệ cao.
Mức học phí ngành Quản lý xây dựng năm học 2024 – 2025 ở một số trường ĐH
Mức học phí ngành Quản lý xây dựng năm học 2024 – 2025 ở một số trường ĐH
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Duy Khánh cho biết thêm, hiện nay, nhu cầu nhân lực trong ngành xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực quản lý dự án đang rất cao. Nhiều vị trí tuyển dụng không chỉ có mức thu nhập ổn định mà còn đi kèm với các chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản lý xây dựng có thể đảm nhận nhiều công việc trong các doanh nghiệp xây dựng như tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất, lập và thẩm định dự án đầu tư, giám sát và nghiệm thu công trình, lập dự toán và đấu thầu, kiểm soát chất lượng thi công, quản lý an toàn lao động.
Trong khi đó, theo Trưởng Bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, gần 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường làm việc trong lĩnh vực dự toán và đấu thầu (QS) của dự án hoặc công ty. Các bạn còn lại chọn làm việc trong mảng giám sát, lập biện pháp thi công hoặc mô hình công trình. Đây là những lĩnh vực việc làm mũi nhọn trong ngành Quản lý xây dựng.
Sinh viên ngành Quản lý xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thực hành môn học dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Duy Khánh.
Sinh viên ngành Quản lý xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thực hành môn học dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Duy Khánh. gành quản lý xây dựng (QLXD) là ngành mà theo đó cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn, quản lý dự án để giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế xây dựng và thi công một dự án, từ đầu công trình đến khi hoàn tất bàn giao ct….
Anh Nguyễn Nho Hiển, cựu sinh viên ngành Quản lý xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, hiện đang làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Phúc Anh Nhân cho biết, công việc chủ yếu của anh liên quan đến hồ sơ hoàn công, bao gồm hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ thanh quyết toán, pháp lý dự án, và hồ sơ dự thầu.
“Đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng, việc tìm kiếm việc làm không phải là điều khó khăn. Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này khá cao. Tuy nhiên, nhu cầu chủ yếu tập trung vào các dự án công trình cấp 2 trở lên”, anh Hiển cho biết.
Theo anh Hiển, sinh viên ngành Quản lý xây dựng sắp tốt nghiệp cần trang bị cho bản thân những kỹ năng thiết yếu như khả năng đọc bản vẽ, sử dụng các phần mềm chuyên ngành như AutoCAD, phần mềm dự toán, MS Project, Revit, cũng như tin học văn phòng. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, đàm phán và bóc tách khối lượng công việc cũng là yếu tố không thể thiếu.
Sinh viên ngành Quản lý xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc thực tập tại công trường. Ngành quản lý xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp, mức lương sau khi ra trường.
Những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo
Thạc sĩ Lê Thị Thanh Tâm cho biết, công tác đào tạo ngành Quản lý xây dựng của trường có nhiều thuận lợi vì chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, công khai và liên tục cập nhật. Nhà trường thiết lập hệ thống giám sát phù hợp với kết quả học tập cùng khối lượng học của sinh viên.
Bên cạnh đó, môi trường học tập năng động khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ chuyên ngành, giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện. Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên, phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng, trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên, cô Tâm cho biết thêm, ngành Quản lý xây dựng mang tính chu kỳ, nhu cầu nhân lực thay đổi theo tình hình kinh tế, vì vậy ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, trường cũng phải cạnh tranh với các cơ sở giáo dục khác trong khu vực và toàn quốc để thu hút sinh viên xuất sắc. Đồng thời, sinh viên phải đối diện với áp lực lớn trong học tập và thực tập, đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì.
Sinh viên ngành Quản lý xây dựng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tham quan thực tế. Nhu cầu sống của con người ngày càng nâng cao khi xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu ăn ngon thì sống trong một căn hộ chung cư, một tổ ấm với những thiết kế và kiến trúc thật đẹp cũng chính là một trong những nhu cầu rất lớn của con người hiện nay. Do đó xây dựng đã trở thành lĩnh vực được khá nhiều bạn quan tâm và Quản lý xây dựng là ngành nghề được các bạn lựa chọn nhiều nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều băn khoăn, trắc trở của các bạn khi quyết định lựa chọn theo đuổi ngành này đó là Ngành Quản lý xây dựng là gì ? Ra trường làm gì ?
Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn đang mong nuốn theo học ngành Quản lý xây dựng sẽ giải tỏa được niềm trăng trở chính đáng này, “Ngành quản lý xây dựng là gì ? Ra trường làm gì ?” chúng ta hãy cùng nhau tìm ra câu trả lời để định hướng tương lai các bạn nhé !
Ngành Quản lý xây dựng là gì ?
Hiểu một cách đơn giản, ngành Quản lý xây dựng là ngành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hành tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình. Có thể nói để dễ hình dung nhất, quản lý xây dựng là công việc “chạy vòng ngoài” trong việc tìm kiếm các dự án, lập hồ sơ,…giúp các kỹ sư thi công, thiết kế, tư vấn giám sát thực hiện tốt vai trò của mình. Ở bất kỳ công trình nào, bên cạnh đội ngũ kỹ sư thi công và tư vấn giám sát thì chắc chắn phải có kỹ sư quản lý xây dựng.Sinh viên ngành Quản lý xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tham quan thực tế.
Trong khi đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Duy Khánh cho hay, ngưỡng điểm đầu vào ngành Quản lý xây dựng của nhà trường thường dao động từ 20-23 điểm, với số lượng nguyện vọng xét tuyển khá cao. Đặc biệt, ngành Quản lý xây dựng chủ yếu giảng dạy các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý dự án và ít liên quan đến kỹ thuật, nên không chỉ thu hút thí sinh nam mà còn hấp dẫn rất nhiều thí sinh nữ đam mê ngành xây dựng.
Hàng năm, ngành Quản lý xây dựng của nhà trường tuyển 70 chỉ tiêu. Trong các buổi tư vấn tuyển sinh trực tiếp và trực tuyến, nhiều thí sinh cùng phụ huynh đã thể hiện sự quan tâm, gọi điện và đặt câu hỏi để tìm hiểu về ngành học này.
Tuy nhiên, một số sinh viên ngành Quản lý xây dựng có hoàn cảnh khó khăn phải vừa học vừa làm thêm, dẫn đến chưa dành đủ thời gian cho việc học, đặc biệt là trong việc trau dồi tiếng Anh. Để khắc phục vấn đề này nhà trường cũng ban hành một số chính sách giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để giúp các em tập trung vào việc học.
TIN LIÊN QUAN
Đăng Ký, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Thời gian đăng ký dự thi CẬP NHẬT CHI TIẾT: HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DỰ [...]
Th4
Cập nhật mới nhất: Chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2025 cần bao nhiêu tiền?
Năm 2025 chứng kiến nhiều chính sách tích cực từ cả hai chính phủ nhằm [...]
Đại Học Tuyển Sinh Bằng Tổ Hợp “Lạ”: Liệu Chất Lượng Đầu Vào Có Đảm Bảo?
Bối Cảnh: Thí Sinh Hoang Mang Với Tổ Hợp Môn Thiếu Môn Chính Dù chưa [...]
Th4
Cực Hot về chi phí đi du học Hàn Quốc cần phải chi trả A đến Z
Du học Hàn Quốc đang là “giấc mơ vàng” của nhiều bạn trẻ nhờ chất [...]
Th4
Đăng ký tuyển sinh đại học UEF HUTECH 2025
Cập Nhật “Nóng” Từ 3 Trường Đại Học: Hồ Sơ Tuyển Sinh 2025 Đã Mở, [...]
Th3
Bộ GD&ĐT “Lật Mặt” Quy Chế Tuyển Sinh: Điểm Mới Nào Thí Sinh Cần Lưu ý?
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT, [...]
Th3
TIN XEM NHIỀU
Đại Học Ngoại Ngữ Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Các hệ đào tạo Online & Offline
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH & Từ Xa.Thông tin học phí các hệ đào tạo VB2, VLVH, Từ xa và Học cùng lúc hai chương trình từ năm học. Chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Anh Chương trình đào tạo [...]
Th10
Nên học văn bằng 2 ngôn ngữ anh VLVH hay từ xa
Là chương trình đào tạo giúp cho các bạn có thêm bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Anh chính quy. Hiện nay, học văn bằng 2 tiếng Anh từ xa đang trở nên rất phổ biến. Với tấm bằng này, các bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí [...]
Th10
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH Đại học Ngoại ngữ
Số lượng người lao động bắt đầu tìm kiếm và theo học các chương trình văn bằng 2 tiếng Anh ngày càng nhiều, điều này cho thấy tầm quan trọng và thiết yếu của tiếng Anh trong thời kì hội nhập và phát triển của toàn cầu. Việc lựa chọn [...]
Th10
Văn bằng 2 Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội
Có nên học văn bằng 2 ngôn ngữ Anh?.Tùy vào nhu cầu học tập và làm việc mà nhiều bạn trẻ theo học văn bằng 2 ngôn ngữ anh. Một số lợi ích khi sử hữu văn bằng 2 tiếng anh như sau: Mở ra những cơ hội việc làm [...]
Th10
HANU tuyển sinh văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh
Khi đất nước hội nhập, yêu cầu về ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng rất quan trọng đối với nguồn nhân lực ở mọi lĩnh vực. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chuyên môn ngoại ngữ khi đã học chuyên ngành khác, Văn bằng 2 tiếng [...]
Th10
Trung Tâm Đào tạo ‘Khát’ nhân lực blockchain
Dù đưa ra mức thu nhập hấp dẫn, nhiều doanh nghiệp vẫn không thể tìm đủ người cho các dự án phát triển blockchain tại Việt Nam. nhân lực ‘TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐÀO TẠO blockchain TOÀN CẦU;’ Blockchain đang là một trong những mảng thuộc ngành công nghệ đang [...]
Th9
Thuật học hùng biện trong nghề Luật. Một số yếu tố tác động đến thuật hùng biện của luật sư
Khả năng hùng biện (tiếng Latin eloquentia) là năng lực diễn thuyết trước công chúng sao cho trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục, thể hiện sức mạnh biểu cảm được bộc lộ qua vẻ đẹp của ngôn ngữ, nhờ đó mà thu hút và thuyết [...]
Th9
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,Khoa luật,Đại học quốc gia Hà Nội
Giới thiệu tác giả Đại Học Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội – VNU, School of Law. “Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới” do PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) là học liệu phục vụ giảng dạy bộ môn Lịch sử nhà nước và [...]
Th9
Kỹ năng của luật sư trong đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán là một trong các hoạt động quan trọng quyết định việc thành – bại của một mối quan hệ hợp tác. Việc đàm phán đôi khi gặt hái được thành công những đôi lúc cũng không đạt được như mong đợi. Cũng giống với các hoạt động pháp [...]
Th9
Học Cao đẳng luật có liên thông Đại học Luật Hà Nội không ?
Nhu cầu học liên thông đại học Luật là cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nhằm tăng cơ hội việc làm cho bản thân. Học liên thông Đại học luật khó không? Em học Cao Đẳng Pháp Luật Hà Nội. Có thể vừa liên thông vừa đi [...]
Th9