Số lượng hồ sơ ứng tuyển lớn,Hồ sơ ứng viên Công chức – Viên chức mới nhất
Khi bạn sử dụng các trang web việc làm trên Internet để xác định vị trí ứng viên, bạn sẽ nhận được hàng trăm, hàng nghìn hồ sơ xin việc. Hầu hết các hồ sơ này sẽ là từ các ứng viên không đủ tiêu chuẩn cho vị trí được quảng cáo và sẽ nhanh chóng bị loại. Tuy nhiên, việc loại bỏ những người đủ tiêu chuẩn khỏi ứng viên không đủ tiêu chuẩn cần nhiều thời gian và nỗ lực, và ai đó trong công ty của bạn phải xem xét những hồ sơ xin việc này. Nhiều công ty sử dụng các sản phẩm phần mềm để sàng lọc những hồ sơ xin việc này để tìm thông tin cần thiết, nhưng khi làm điều đó, bạn có nguy cơ loại bỏ một người thực sự có năng lực cần được xem xét.
Liệu công việc có thu hút được các ứng viên tiềm năng?
Nhiều ứng viên sử dụng chiến thuật là gửi càng nhiều hồ sơ xin việc thì cơ hội của họ càng cao. Cơ hội tuyển dụng của bạn có thể chỉ là một trong số rất nhiều hồ sơ mà họ gửi đến và trên thực tế, ứng viên có thể không thực sự quan tâm đến vị trí đang tuyển dụng của công ty bạn.
Sơ yếu lý lịch phù hợp
Nhiều ứng viên đã học cách nhanh chóng điều chỉnh sơ yếu lý lịch của họ để đáp ứng các tiêu chuẩn công việc mà bạn đăng trong tin tuyển dụng. Các cá nhân hiểu biết về kỹ thuật có thể nhanh chóng sắp xếp các từ, thuật ngữ và bằng cấp quan trọng nhất từ vị trí đang tuyển dụng của bạn và nhanh chóng điều chỉnh sơ yếu lý lịch của họ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp đề ra. Vì vậy các nhà tuyển dụng cần phải lưu ý kiểm tra kỹ càng trước khi chọn ứng viên.Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 522/QĐ-UBND về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
Thông tin tuyển dụng không phải lúc nào cũng hiển thị tốt nhất trên các website
Một số vị trí đang tuyển dụng của doanh nghiệp bạn rất chuyên biệt và khá mới mẻ nên không có trang web việc làm nào trên Internet có thể mang đến cho bạn những người có đủ năng lực. Nhiều trang web lớn trên Internet không đủ điều chỉnh để thu thập và chọn lọc ứng viên phù hợp cho bạn. Các trang web này thường được sử dụng bởi các ứng viên đầu vào hoặc các cá nhân có kinh nghiệm chung hoặc hạn chế. Nếu bạn đang tìm kiếm một giám đốc điều hành tiếp thị có kinh nghiệm với các kết nối quốc tế, rất có thể bạn sẽ không thấy vì không phải lúc nào thông tin tuyển dụng của bạn cũng sẽ được nổi trên trang chủ tìm kiếm.
Quy tắc ứng xử gồm 4 chương và 11 điều, nêu rõ mục đích, đối tượng, phạm vi; các quy tắc ứng xử chung; quy tắc ứng xử với người dân; và quy định về việc tổ chức thực hiện Quy tắc ứng xử.
Sau đây là toàn bộ nội dung của “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội”.
Chương I: Mục đích, đối tượng, phạm vi
Điều 1. Mục đích
Xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô (sau đây gọi chung là cán bộ) “KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – TẬN TÌNH – THÂN THIỆN”.
Định hướng cho cán bộ các chuẩn mực trong giải quyết công việc với tổ chức và công dân, trong gia đình và xã hội.
Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Phạm vi áp dụng Quy tắc bao gồm: Các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan) thuộc thành phố Hà Nội.
Đối tượng áp dụng Quy tắc là tất cả cán bộ đang làm việc trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
Chương II: QUY TẮC ỨNG XỬ CHUNG
Điều 3. Thời gian làm việc
Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả.
Điều 4. Trang phục, tác phong
Trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng.
Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục.
Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.
Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc.
Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.
Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước.
Điều 5. Ý thức tổ chức kỷ luật
Tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan trong thực thi công vụ; gương mẫu về đạo đức và lối sống.
Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, nhiệm vụ cấp trên giao.
Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương; có tinh thần cầu thị, lắng nghe; cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên.
Không phát tán, tung tin, bịa đặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Không tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền.
Không lạm dụng, không có hành vi quấy rối người khác dưới mọi hình thức (lời nói, hành động, cử chỉ, tin nhắn…).
Không tham gia, tổ chức, lôi kéo người khác đánh bạc, chơi họ, hụi, lô, đề và các tệ nạn xã hội khác dưới mọi hình thức.
Không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ làm việc.
Điều 6. Sử dụng phương tiện, tài sản
Không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công (ô tô, điện thoại, máy vi tính, đồ dùng văn phòng phẩm, hộp thư…) của cơ quan để phục vụ mục đích cá nhân.
Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các vật tư văn phòng; quản lý chi tiêu đúng việc, đúng quy định.
Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp; môi trường văn hóa thân thiện, văn minh công sở.
Không tàng trữ, sử dụng vật liệu gây nguy hại, cháy nổ, vũ khí trái quy định tại cơ quan.
Chương III: ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI DÂN
Điều 7. Tại cơ quan làm việc
Giải quyết yêu cầu, công việc của người dân đúng quy định, quy trình.
Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; ưu tiên hỗ trợ giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người đau ốm.
Không sách nhiễu, gợi ý đưa tiền, nhận tiền, quà biếu; không hẹn gặp giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.
Không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân.
Nghiêm túc nhận lỗi, nhận khuyết điểm, thành khẩn tự phê bình, rút kinh nghiệm khi để xảy ra sai sót.
Điều 8. Tại khu dân cư và nơi công cộng
Tại khu dân cư
Vận động gia đình, người thân, những người xung quanh tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thực hiện pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội.
Gương mẫu, tránh phô trương, lãng phí, mục đích trục lợi trong việc tổ chức các hoạt động liên hoan, cưới hỏi, tang lễ, mừng thọ, sinh nhật, tân gia…
Tại nơi công cộng
Gương mẫu chấp hành và vận động người dân thực hiện các nội quy, quy tắc nơi công cộng; không vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc.
Không tham gia, xúi giục, kích động hoặc bao che các hành vi vi phạm pháp luật của người khác.
Chương IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan Thường trực triển khai, tổ chức thực hiện Quy tắc ứng xử.
Thủ trưởng các cơ quan của Thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai và quán triệt Quy tắc ứng xử này đến từng cán bộ; kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện; đưa vào tiêu chí để xếp loại thi đua hàng năm.
Các cơ quan báo chí của Thành phố tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc ứng xử này tới cán bộ, nhân dân trong toàn Thành phố để biết và cùng giám sát việc thực hiện ở các cấp; phát hiện, cổ vũ, động viên những tập thể và cá nhân thực hiện tốt; phê phán các tập thể, cá nhân vi phạm.
Cán bộ trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, ngoài việc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, quy chế, nội quy của các cơ quan; cần nắm vững, thực hiện đúng, đầy đủ và vận động, giám sát, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện các quy định của Quy tắc ứng xử này.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức công đoàn các cấp của Thành phố có trách nhiệm tổ chức, vận động, kiểm tra, giám sát đoàn viên, hội viên thực hiện tốt Quy tắc ứng xử này.
Điều 10. Khen thưởng, kỷ luật
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thực hiện tốt Quy tắc ứng xử này sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định.
Cán bộ vi phạm các quy định tại Quy tắc ứng xử này, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trong các cơ quan, đơn vị. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Điều khoản thi hành
Quy tắc ứng xử này được phổ biến đến các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký Đại học An Ninh Nhân Dân Tuyển sinh
Học viện An ninh nhân dân,DH An ninh thông báo tuyển sinh (tuyển mới) đào [...]
Th11
Đăng ký thi Chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế PEIC
Đa dạng hình thức thi trên giấy và trên máy tính đối với chứng chỉ [...]
Th11
“Chứng chỉ nội địa” được miễn thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT
Bộ đề thi tiếng Anh theo định dạng VSTEP bậc 3-5 (B1-C1) được các tác [...]
Th11
Tuyển sinh Đại Học An Ninh Nhân Dân
Cục Đào tạo, Bộ Công an (X02) hướng dẫn tuyển sinh bổ sung, thay thế [...]
Th11
Tuyển Sinh Học Viện Cảnh sát Nhân Dân
Ngành công an là gì? Một số công việc phổ biến của khối ngành công [...]
Th11
Điều kiện xét tuyển trung cấp cảnh sát nhân dân là gì?
Điều kiện xét tuyển trung cấp công an nhân dân là gì? Hồ sơ đăng [...]
Th11
TIN XEM NHIỀU
Đại Học Ngoại Ngữ Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Các hệ đào tạo Online & Offline
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH & Từ Xa.Thông tin học phí các hệ đào tạo VB2, VLVH, Từ xa và Học cùng lúc hai chương trình từ năm học. Chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Anh Chương trình đào tạo [...]
Th10
Nên học văn bằng 2 ngôn ngữ anh VLVH hay từ xa
Là chương trình đào tạo giúp cho các bạn có thêm bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Anh chính quy. Hiện nay, học văn bằng 2 tiếng Anh từ xa đang trở nên rất phổ biến. Với tấm bằng này, các bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí [...]
Th10
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH Đại học Ngoại ngữ
Số lượng người lao động bắt đầu tìm kiếm và theo học các chương trình văn bằng 2 tiếng Anh ngày càng nhiều, điều này cho thấy tầm quan trọng và thiết yếu của tiếng Anh trong thời kì hội nhập và phát triển của toàn cầu. Việc lựa chọn [...]
Th10
Văn bằng 2 Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội
Có nên học văn bằng 2 ngôn ngữ Anh?.Tùy vào nhu cầu học tập và làm việc mà nhiều bạn trẻ theo học văn bằng 2 ngôn ngữ anh. Một số lợi ích khi sử hữu văn bằng 2 tiếng anh như sau: Mở ra những cơ hội việc làm [...]
Th10
HANU tuyển sinh văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh
Khi đất nước hội nhập, yêu cầu về ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng rất quan trọng đối với nguồn nhân lực ở mọi lĩnh vực. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chuyên môn ngoại ngữ khi đã học chuyên ngành khác, Văn bằng 2 tiếng [...]
Th10
Trung Tâm Đào tạo ‘Khát’ nhân lực blockchain
Dù đưa ra mức thu nhập hấp dẫn, nhiều doanh nghiệp vẫn không thể tìm đủ người cho các dự án phát triển blockchain tại Việt Nam. nhân lực ‘TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐÀO TẠO blockchain TOÀN CẦU;’ Blockchain đang là một trong những mảng thuộc ngành công nghệ đang [...]
Th9
Thuật học hùng biện trong nghề Luật. Một số yếu tố tác động đến thuật hùng biện của luật sư
Khả năng hùng biện (tiếng Latin eloquentia) là năng lực diễn thuyết trước công chúng sao cho trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục, thể hiện sức mạnh biểu cảm được bộc lộ qua vẻ đẹp của ngôn ngữ, nhờ đó mà thu hút và thuyết [...]
Th9
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,Khoa luật,Đại học quốc gia Hà Nội
Giới thiệu tác giả Đại Học Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội – VNU, School of Law. “Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới” do PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) là học liệu phục vụ giảng dạy bộ môn Lịch sử nhà nước và [...]
Th9
Kỹ năng của luật sư trong đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán là một trong các hoạt động quan trọng quyết định việc thành – bại của một mối quan hệ hợp tác. Việc đàm phán đôi khi gặt hái được thành công những đôi lúc cũng không đạt được như mong đợi. Cũng giống với các hoạt động pháp [...]
Th9
Học Cao đẳng luật có liên thông Đại học Luật Hà Nội không ?
Nhu cầu học liên thông đại học Luật là cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nhằm tăng cơ hội việc làm cho bản thân. Học liên thông Đại học luật khó không? Em học Cao Đẳng Pháp Luật Hà Nội. Có thể vừa liên thông vừa đi [...]
Th9