Thuật học hùng biện trong nghề Luật. Một số yếu tố tác động đến thuật hùng biện của luật sư

Khả năng hùng biện (tiếng Latin eloquentia) là năng lực diễn thuyết trước công chúng sao cho trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục, thể hiện sức mạnh biểu cảm được bộc lộ qua vẻ đẹp của ngôn ngữ, nhờ đó mà thu hút và thuyết phục người nghe.

1.Luật sư và nghề luật sư Đại Học Luật thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội – VNU, School of Law.

Luật sư là một nghề mang tính chất chuyên ngành – chuyên ngành luật. Trong một quốc gia có tư hữu, có nhà nước và pháp

luật thì các tranh chấp giữa các chủ thể trong quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ về tài sản, về nhân thân nói riêng cũng phát sinh. Khi các chủ thể không tự hòa giải được hoặc không được quyền hòa giải thì những tranh chấp đang tồn tại cần phải được giải quyết bằng pháp luật. Cũng từ quá trình giải quyết tranh chấp đó, nghề luật sư được hình thành và phát triển.

Nghề luật sư gắn với cá nhân người hành nghề và uy tín, danh dự của luật sư luôn luôn có mối liên hệ hữu cơ với đạo đức, bản lĩnh và trình độ chuyên môn của người đó. Do vậy, có những luật sư được nể trọng trong xã hội thông qua hoạt động có hiệu quả của bản thân; nhưng cũng có luật sư bị chê trách khi mà đạo đức nghê’ nghiệp, trình độ chuyên môn, quan điểm nhận thức xa lạ với những tiêu chuẩn, nguyên tắc hoạt động trong nghề luật sư, không đáp ứng được những chuẩn mực của đạo đức xã hội. Luật sư thể hiện vai trò của mình một cách độc lập trong việc bảo vệ quyền của bị can, bị cáo và các đương sự trước tòa án (luật sư tranh tụng) và vai trò của luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức (luật sư tư vấn). Và trong một chừng mực nhất định, thông qua hoạt động thực tiễn của mình, luật sư đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

  1. Sự quan trọng của hùng biện và thuật hùng biện trong nghề luật Đại Học Luật thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội – VNU, School of Law.

Trong hoạt động nghề nghiệp, luật sư không những phải biết hùng biện, mà còn phải quan tầm đến thuật hùng biện.

Hùng biện và thuật hùng biện là hai mặt của vấn đề hùng biện và cái này là tiền đề của cái kia. Uy tín, danh dự của luật sư được biểu hiện rất nhiều qua thuật hùng biện, đó là cách thức thể hiện ngôn ngữ trước đám đông để đạt được mục đích đã được tiên liệu của luật sư.

Thuật học hùng biện trong nghề luật là môn khoa học về hùng biện; nghiên cứu các phương pháp thể hiện ngôn ngữ và khẩu khí của chủ thể hành nghề trong lĩnh vực pháp luật khi đối thoại, lập luận, tranh tụng tại tòa án và những đối thoại, lập luận trong các văn phòng luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý, phòng công chứng, cơ quan thi hành án… về giải quyết những sự kiện pháp lý có tranh chấp và những hành vi phạm tội, hành vi trái pháp luật khác phát sinh trong đời sống xã hội thuộc các quan hệ pháp luật khác nhau.

Nghiên cứu về thuật học hùng biện và áp dụng thủ thuật hùng biện vào các vụ việc cụ thể, nhằm nâng cao tính thực hành kết hợp chặt chẽ với lý thuyết, để chủ thể nghiên cứu rèn luyện kỹ năng thể hiện ngôn ngữ và khẩu khí theo chuyên môn của mình.

3.Một số yếu tố tác động đến thuật hùng biện của luật sư Đại Học Luật thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội – VNU, School of Law.

– Ngôn ngữ của luật sư: Thuật hùng biện tác động vào tâm lý của con người, vì ngôn ngữ có sức mạnh, sức hút mang tính “thiêng liêng” và trừu tượng thông qua sự trải nghiệm của

người nghe và thông qua hình dung của người bị tác động. Sự lợi hại của ngôn ngữ được áp dụng trong thuyết phân tâm học của Sigmund Freud. Sigmund Freud đã nhận định: “Trong thời cổ xưa, những lời nói được coi như những trò phù thủy và bây giờ cũng vẫn còn giữ được những quyền lực như ngày xưa. Chỉ cẩn nói một tiếng là một người có thể làm cho một người khác sung sướng hay đẩy họ đến chỗ tuyệt vọng. VỊ giáo sư dùng tiếng nói để truyền những hiểu biết cho học trò, nhờ tiếng nói mà một diễn giả đã lôi cuốn được thính giả. Chính những tiếng nói đã gây ra những xúc động và là những phương sách mà loài người thường dùng để gây ảnh hưởng đối với đồng loại”.

Căn cứ vào đặc điểm của ngôn ngữ và sự tác động của ngôn từ đến tâm lý của con người để thấy được tính “ma lực” và sức mạnh khôn lường của ngôn ngữ, thông qua đó mà lựa chọn thuật hùng biện trong hoạt động luật sư.

Sức mạnh của ngôn ngữ tác động đến tâm lý của con người thật mạnh mẽ, vi vậy cha ông ta đã dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời mà nói là một nghệ thuật phụ thuộc vào sự trải nghiệm và phông văn hóa của người thể hiện.

– Thuật hùng biện phải có phương pháp. Đề cập đến phương pháp là đê’ cập đến hệ thống các nguyên tắc trong việc vận dụng những nguyên lý, lý luận để phản ánh hiện thực khách quan, để chỉ ra những mối quan hệ trong một vụ tranh chấp nào đó. Biết rằng lý luận quyết định phương pháp, nhưng tự bản thân lý luận thôi thì chưa phải là phương pháp. Lý luận phải được vận dụng thành những nguyên tắc thì khi đó lý luận mới trở thành phương pháp. Phương pháp có thuộc tính chủ quan, bởi vì phương pháp chỉ phát sinh từ tư duy nhận thức, nó nằm trong sự nhận thức của con người và điều khiển hành động của con người có ý thức. Phương pháp và phương pháp biện chứng rất cần thiết trong thuật hùng biện của luật sư. Phương pháp biện chứng nhằm xem xét sự vật và hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Phương pháp của luật sư khi thể hiện thuật hùng biện cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố nhằm củng cố lập luận, bảo vệ chứng cứ, thể hiện quan điểm trong mối liên hệ chặt chẽ với những quy định của luật pháp. Việc định hướng thể hiện vấn đê’ nào trước, vấn đề nào sau và vấn đề nào được coi là hạt nhân xuyên suốt quá trình hùng biện được xem như một nguyên tắc bảo vệ khách hàng mang tính quyết định sự thành bại của luật sư cần phải được chú ý.

– Luật sư còn phải có cách thức khéo léo để đạt được mục đích của mình. Sự khéo léo này là sự kết hợp hài hòa giữa rất nhiều phẩm chất của luật sư. Ngôn ngữ, phông văn hóa, kinh nghiệm, sự nhạy cảm, khả năng suy đoán, chuyên môn chắc chắn và sâu rộng của luật sư là hạt nhân của thành công. Luật

sư phải biết uyển chuyển trong thể hiện ngôn ngữ và chính xác về thông tin, biết nói khi thi dồn dập, khi lại khoan thai trong lập luận và cũng biết dừng đúng thời điểm. Biết kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và cử chỉ, “biết người biết ta” trong lập luận, công khai và “úp mở” trong thông tin để thu phục lòng người, nhằm đạt hiệu quả của công việc.

– Luật sư còn phải có nghị lực và lòng dũng cảm. Nghị lực được hiểu như sức mạnh tinh thần khiến con người hành động hoặc kháng cự lại một cách mạnh mẽ và nghị lực phản ánh cung bậc của ý chí rất rõ. Ý chí là hạt nhân của sức mạnh, tính cách là “ngòi nổ” để sẵn sàng tác động vào ý chí gây ra “tiếng vang” từ bản lĩnh của luật sư để mọi người cảm nhận được. Ý chí cao có sức hấp dẫn như “ma lực”. Ý chí thể hiện phẩm chất của tính cách, không phụ thuộc vào lý tưởng của đạo lý chung chung. Nghị lực thể hiện ở cung bậc cao của phẩm chất trí tuệ và phẩm chất của cảm xúc nữa. Một luật sư giỏi là người có khả năng chế ngự được những yếu kém thuộc về bản năng của con người, chỉ có bằng sức mạnh tinh thần mới vượt qua những trở ngại khách quan để vươn lên. Nghị lực của bản thân luật sư là một chuẩn mực tương đổi, hành động dũng cảm, thông minh và kịp thời, năng động để tự tôi luyện mình và để xác định mình có khả năng đến đâu, để tiếp tục tu dưỡng và phát huy sức mạnh của nghị lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rõ nghị lực phi thường của mình trong hoàn cảnh bị giam cầm trong nhà lao

của Tưởng Giới Thạch: “Thân thể ở trong lao / Tinh thần ở ngoài lao / Muốn nên sự nghiệp lớn / Tinh thần càng phải cao”.

Luật sư không những cần có nghị lực vững, mà còn phải là người có tố chất dũng cảm. Lòng dũng cảm của một người bình thường cũng vô cùng cần thiết. Tinh thần dũng cảm của luật sư càng đặc biệt quan trọng. Trong quá trình xét xử tại tòa án, đến giai đoạn tranh luận là giai đoạn luật sư thể hiện rất rõ bản lĩnh của mình, một “diễn đàn” quan trọng để luật sư thực hiện quyền tranh luận, do vậy luật sư luôn phải giữ được bản lĩnh của mình. Trong phiên tòa, có thể có luật sư khác bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng phía bên kia và luật sư đó lại nguyên là thầy dạy trước đây của minh, điều đó rất nên được tôn trọng nhưng không vì thế mà giảm ý chí và lòng dũng cảm của mình. Ngoài ra, luật sư còn đối đáp với đại diện Viện kiểm sát và ý kiến của luật sư cần được khẳng định rõ.

– Trước tòa, tài hùng biện của luật sư luôn luôn được bộc lộ rõ, cho nên các yếu tố như luận chứng, luận cứ nêu ra phải có cơ sở và rõ ràng trong khi tranh luận, phải thấu tình, đạt lý để gây sự chú ý và tranh thủ được cao nhất sự đồng tình của hội đồng xét xử. Trong trường hợp phản bác, luật sư phải căn cứ vào những chứng cứ khách quan mà mình đã dự liệu, đã nêu ra, đổng thời phải khai thác triệt để những mâu thuẫn, những vấn đề còn nổi cộm được phía bên kia nêu ra, nhưng xét thấy có lợi cho việc bảo vệ cho đương sự hoặc bị cáo mà mình đang bảo

vệ thì phải biết vận dụng linh hoạt và thậm chí là một giải pháp tình thế thì cũng nên vận dụng. Trong trường hợp có những vấn đề được nêu ra nhưng hội đồng xét xử vẫn chưa xét hỏi thì luật sư có quyền đề nghị hội đồng xét xử thực hiện thủ tục xét hỏi để làm sáng tỏ những chứng cứ đã được xác định.

-Hùng biện và thuật hùng biện của luật sư sẽ giảm hiệu quả nếu luật sư bị sức ép nào đó mà thiếu bình tĩnh như bị đả kích, bị đe dọa, bị cảnh báo…, từ một cá nhân hoặc từ một nhóm người. Cho nên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì luật sư vẫn phải chủ động và hiểu rõ vai trò của mình. Vì nếu không bình tĩnh thì luật sư tự phủ nhận công sức của mình đã bỏ ra để chuẩn bị bảo vệ cho đương sự hoặc bị cáo trước tòa án. Muốn giữ được bình tĩnh, luật sư cần luôn có tâm lý an tâm vê’ những gì mình đã dụng công chuẩn bị và tự tin vào khả năng biện luận của mình. Muốn được như vậy, vê’ tâm thế của luật sư phải tự giữ vững và cảm nhận thật rõ ràng vê’ vai trò của mình trong phiên tòa.

– Để bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, luật sư phải mất rất nhiều thời gian và trí lực vào các việc chuẩn bị: Hướng dẫn đương sự thể hiện ý chí khởi kiện hay không khởi kiện. Nếu đương sự khởi kiện thì phải hướng dẫn họ viết đơn khởi kiện. Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc tranh tụng có hiệu quả trước tòa án thì luật sư còn phải hướng dẫn đương sự thu thập chứng cứ, cung cấp chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ

khởi kiện cho nguyên đơn, trao đổi văn thư với tòa án; chuẩn bị cá nhân của luật sư, ghi chép, hòa giải giữa các đương sự… Việc luật sư chuẩn bị cho mình trong giai đoạn trước khi xét xử rất quan trọng. Có chuẩn bị đầy đủ, cẩn trọng, kỹ lưỡng và có căn cứ, có địa chỉ… thì khi ra tranh tụng, luật sư sẽ chủ động hơn và thoát ly được văn bản viết sẵn. Các bước nghiên cứu hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và chuẩn bị đê’ cương bản luận cứ thật sự quan trọng. Luật sư không thể chủ quan duy ý chí trong việc chuẩn bị này.

4.Sức mạnh của thông tin chân thực, tri thức và sự đam mê, yêu thích vấn đề trình bày

Sự thật, tri thức là hạt nhân của hùng biện. Trung thực là cơ sở tạo nên lòng tin đối với người khác. Điều kiện để suy luận đạt tới kết luận chân thực là phải xuất phát từ những tiền đề chân thực. Thông tin đưa ra có chính xác, có đủ độ xác tín hay không mới là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Trong nghề luật, khi biện luận phải đưa ra được những chứng cứ để chứng minh và củng cố lập luận của mình. Chính thông tin trung thực mới là vũ khí quan trọng nhất. Học hùng biện trước tiên cần tập kỹ năng sàng lọc thông tin, chắt lọc thông tin, tìm ra vấn đề nào là cốt lõi nhất, bản chất nhất.

Hùng biện không phải là nói cho riêng mình nghe, mà là nói những điều mình hiểu biết, yêu thích cho người khác nghe, do vậy công việc của diễn giả là chỉ nên nói những gì cần thiết nhất, thú vị nhất, dẫn dụ, lôi cuốn, thuyết phục người nghe. Muốn vậy, bản thân diễn giả phải hiểu thấu và yêu thích vấn đề mà mình trình bày. Khi hùng biện đạt đến tầm nghệ thuật hùng biện thì ngoài sự hiểu biết, phong cách, giọng nói… diễn giả nhất thiết phải có sự đam mê chính về vấn đề mình trình bày. Thiếu sự  đam mê thì bài nói đó sẽ thiếu sức sống và vì vậy không thể truyền được cảm hứng cho người nghe.

  1. Sức mạnh của ngôn từ và sức mạnh của sự phân tích, lập luận

Về ngôn ngữ, vốn ngôn ngữ phải phong phú. Sử dụng ngôn ngữ phải chuẩn xác cả về thanh âm và ngữ điệu. Mỗi một từ, một câu đều phải giúp truyền tải một lượng thông tin, gắn với mục đích vấn đề cần làm rõ. Ngữ điệu trong bài hùng biện phải có cung bậc, có điểm nhấn. Âm vực trong thể hiện ngôn ngữ phải linh hoạt, phù hợp với nội dung, xúc cảm biểu đạt.

Hiểu biết sâu sắc pháp luật là điều kiện có tính chất nền tảng của những người hành nghề luật. Chẳng hạn, khi hùng biện, luật sư phải căn cứ vào những qui định của pháp luật để bảo vệ thân chủ. Muốn hùng biện tốt, nhất thiết luật sư phải có vốn kiến thức luật chuyên ngành sâu rộng, vốn sống được tích lũy qua năm tháng.

Nếu như nghề y, bác sĩ có các máy móc trợ giúp, luật sư không có gì khác ngoài cái đầu để phân tích. Diễn giả hùng biện giỏi không hẳn chỉ vì những gì họ nói, mà vì họ đã phân tích vấn đề trước khi nói.Nếu muốn người khác nghe, bạn phải thuyết phục được họ về mặt lý trí. Chỉ những lập luận sắc sảo, chính xác mới có sức thuyết phục, cảm hóa người nghe.

Bạn phải biết phân biệt các sự kiện theo bản chất (cái ruột) và tên gọi của chúng (cái vỏ), phân biệt cái nào chính, cái nào phụ, cái nào là nguyên nhân, cái nào là hậu quả, cái nào là gốc, cái nào là ngọn….

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích nêu ví dụ: “Cô Lan có ba vòng đo lần lượt là 90, 80, 88 (cô ấy – cái ruột). Ở nhà tên cô là Cô Ba, ở trường tên là Hồng, nay đi làm tên cô ấy là Lan (cái vỏ). Bạn thấy bản chất hay cái ruột là một (tĩnh); tên gọi thì có nhiều (động). Bạn suy luận mà dựa trên “cái động” thì dễ mất phương hướng, nói cái này thì quàng sang cái khác. Người nghe không hiểu! Khi phân biệt sự kiện nào là chính hay phụ thì phải gắn nó với một gốc nào đó. Thí dụ mẹ của bạn là chính với bạn , nhưng là phụ đối với tôi.

TIN LIÊN QUAN

TIN XEM NHIỀU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký để biết mình phù hợp với công việc gì?
Đăng Ký tìm việc thông qua trung tâm giới thiệu việc làm?
Học CNTT ra làm gì? Các vị trí việc Công chức làm trong ngành CNTT
Giải mã Account Executive – Là nghề gì? Làm gì? Lưu ý ra sao khi ứng tuyển?
Công bố điểm trúng tuyển trung cấp CAND NAY
Nên học văn bằng 2 ngôn ngữ anh VLVH hay từ xa
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH Đại học Ngoại ngữ
Văn bằng 2 Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội
Nữ tiến sĩ người Việt ở Mỹ xây dựng ứng dụng học tiếng Anh
ĐHQG TP HCM dự kiến mở rộng địa bàn thi đánh giá năng lực
Hàng ngàn thí sinh trúng tuyển đh chọn học trường nghề
Có Giáo viên xin đi Dạy hợp đồng, đến khi nhận việc lại “Biệt tăm” vì lương thấp