Đây ngành Luật, Đại học Luật Hà Nội: Học gì và làm gì?

Trong bối cảnh rất nhiều trường đại học hướng tới đào tạo đa ngành, đa nghề. Ngành Luật ngày càng trở nên phổ biến và được giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau. Điều này sẽ khiến các teen lớp 12 có mong muốn học luật băn khoăn trong việc chọn trường để theo học. Bài viết dưới đây sẽ review về ngành Luật tại Đại học Luật Hà Nội – Một ngôi trường nổi tiếng về đào tạo lên những luật sư nổi tiếng của cả nước.
  1. Ngành Luật là gì? Đây ngành Luật, Đại học Luật Hà Nội: Học gì và làm gì?
Để hiểu được ngành Luật là gì, trước tiên chúng ta cần biết Pháp luật là gì? Luật pháp là hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và chính là nhân tố điều chỉnh quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích giai cấp.
Có rất nhiều Bộ luật ở nhiều lĩnh vực như: Luật thuế, Luật Dân sự, Luật hình sự, Luật Đất đai, Luật Giao thông…Mỗi một Bộ luật đều có những quy định dựa trên các lĩnh vực đó và đảm bảo không có sự mâu thuẫn với nhau. Những người làm những việc sai trái, vi phạm Pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định trong Bộ luật đó.
Như vậy, ta có thể hiểu người làm trong ngành Luật là những người có sự hiểu biết rõ nhất về Pháp luật, họ được gọi là những luật sư, chánh án, thẩm phán…Tùy vào những vị trí mà người làm ngành Luật có những nhiệm vụ khác nhau như:
– Luật sư: Làm các công việc tư vấn, đưa ra lời khuyên về Pháp luật; xử lý các vụ việc tranh chấp bằng cách thu thập và xử lý các tài liệu liên quan; bảo vệ khách hàng bằng việc tham gia bào chữa và tranh tụng trước tòa…
– Chánh án: Là người đứng đầu cơ quan xét xử, có trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán khi xét xử một vụ án cụ thể.
– Thẩm phán: Là người có thẩm quyền xét xử trong một vụ vi phạm pháp luật đã được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn hoặc một vụ kiện tranh chấp pháp lý.
  1. Chương trình đào tạo ngành Luật tại HLU ra sao?
Với chương trình đào tạo đại học của Đại học Luật Hà Nội (HLU), sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội bên cạnh những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý.
Thời gian thực hiện và cấu trúc chương trình đào tạo ngành Luật tại HLU như sau:
– Thời gian đào tạo: 4 năm;
– Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ (26 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương; 90 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; 10 tín chỉ khóa luận tốt nghiệp).
Cấu trúc học phần theo lộ trình 4 năm như sau:. Cơ hội việc làm của Cử nhân Luật tại HLU
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế, các câu ty có sự chuẩn bị trước về việc phát hiện sớm rủi ro nhằm giảm bớt được những thiệt hại, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Luật là rất lớn. Con số đó có thể lên tới hàng chục nghìn luật sư, thẩm phán hay công chứng viên. Đây chính là cơ hội lớn về việc làm cho sinh viên ngành Luật trên thị trường nói chung và của Đại học Luật Hà Nội nói riêng.
Nhiều bạn trẻ nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng!
Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo… Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật quốc tế, Luật hình sự…
  1. Ngành Luật thương mại
Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.
Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch – Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.
  1. Ngành Luật dân sự
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .
Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình…; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.
  1. Ngành Luật hành chính
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo …
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật
  1. Ngành Luật quốc tế
Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.
  1. Ngành Luật hình sự
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tim viec ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn…
  1. Ngành Quản trị – luật
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo duy nhất tại ĐH Luật TP.HCM. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh… Ngành Quản trị – Luật không tuyển khối C. Khối A: 17, khối D: 15,5 điểm (2009).
Sinh viên trúng tuyển vào trường ĐH Luật TPHCM thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được miễn học phí theo qui định. Ngoài ra nếu gia đình sinh viên thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí và hộ đói được miễn học phí 100%. Sinh viên thuộc diện khó khăn vượt khó học tập được hưởng học bổng chính sách theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra sinh viên thuộc diện này nếu có kết quả học tập loại giỏi sẽ được xét hưởng học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trường tài trợ.
  1. Ngành Luật kinh doanh
Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý. 
Tại HLU, ngay từ những năm tháng sinh viên, nhà trường đã tổ chức những ngày hội việc làm để thu hút các công ty luật có nhu cầu tuyển nhân sự, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên nhà trường. Không những vậy, sinh viên HLU còn có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn, những cơ quan tổ chức của nhà nước để học tập và trau dồi kỹ năng làm việc. Đây chính là lý do sinh viên Luật của HLU luôn được đánh giá rất cao về kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn, khả năng ham học hỏi trau dồi kiến thức và phát triển bản thân.
Trên đây là những review về ngành Luật tại Đại học Hà Nội, mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các teen lớp 12 dễ dàng hơn trong việc lựa chọn ngành nghề và đặt nguyện vọng trong đợt xét tuyển sắp tới.

TIN LIÊN QUAN

TIN XEM NHIỀU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký để biết mình phù hợp với công việc gì?
Đăng Ký tìm việc thông qua trung tâm giới thiệu việc làm?
Học CNTT ra làm gì? Các vị trí việc Công chức làm trong ngành CNTT
Giải mã Account Executive – Là nghề gì? Làm gì? Lưu ý ra sao khi ứng tuyển?
Công bố điểm trúng tuyển trung cấp CAND NAY
Nên học văn bằng 2 ngôn ngữ anh VLVH hay từ xa
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH Đại học Ngoại ngữ
Văn bằng 2 Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội
Nữ tiến sĩ người Việt ở Mỹ xây dựng ứng dụng học tiếng Anh
ĐHQG TP HCM dự kiến mở rộng địa bàn thi đánh giá năng lực
Hàng ngàn thí sinh trúng tuyển đh chọn học trường nghề
Có Giáo viên xin đi Dạy hợp đồng, đến khi nhận việc lại “Biệt tăm” vì lương thấp