Hội Nhập Công Nghệ 4.0: Học hay không học đại học?

Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công nhưng đại học là nền móng vững chắc cho sự thành công của mỗi người trong thời đại tư duy sáng tạo 4.0 đặc biệt cho những ai có tư duy làm chủ.

Để có thể thích nghi và tồn tại trong cuộc cạnh tranh nhân lực thời đại 4.0 đòi hỏi người lao động cần trang bị kiến thức, kỹ năng, đón đầu xu thế phát triển khoa học công nghệ toàn cầu. Hiểu nôm na: Lao động trí óc quyết định sự tồn tại của lao động chân tay.

Hội Nhập Công Nghệ 4.0: Học hay không học đại học?

Chúng ta biết đến những người nổi tiếng trên thế giới như Bill Gates – nhà sáng lập Tập đoàn phần mềm máy tính lớn nhất thế giới Microsoft hay Mark Elliot Zuckerberg – nhà sáng lập mạng xã hội nổi tiếng Facebook, rồi Einstein – vị bác học vĩ đại nhất thế giới hay ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai là những người bị đuổi khỏi trường đại học hoặc từng trượt đại học. Họ là nhân chứng sống cho nhận định: Đại học không phải là cánh cửa lập nghiệp duy nhất! “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”.

Không có bằng đại học nhưng họ không ngừng học, họ học rất nhiều, học mọi lúc mọi nơi, học từ mọi nguồn trong cuộc sống. Và dĩ nhiên ngoài xã hội kia bạn cũng từng gặp nhiều tấm gương không học đại học nhưng vẫn trở thành triệu phú. Đó là vì sao? Vì họ giàu kiến thức, vì họ có trí tuệ và tích lũy nhiều kinh nghiệm.

Có thể kể đến những người nông dân họ làm giàu từ sự cần cù và tinh thần ham học hỏi, họ không có kiến thức hàn lâm nhưng những trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm sản xuất đã giúp họ làm giàu từ mô hình nuôi dê, mô hình làm nông kiểu mới hay nuôi gà an toàn sinh học… Hoặc những tấm gương mẹ bỉm sữa “thắng lớn” nhờ bán hàng online……

Đặc biệt trong bối cảnh thị trường việc làm luôn biến động, việc học đại học còn nặng lý thuyết chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp khiến tỉ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường ngày càng cao thì việc lựa chọn không học đại học lại trở thành xu hướng.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào Đại học thì năm 2019 giảm rất mạnh, thấp hơn nhiều so với 2018, 2017 và nhiều năm về trước. Cụ thể, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019, trong đó, có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển Đại học, có 279.001 dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không thi Đại học (chiếm 27,8%).

Qua thông báo trên chúng ta có thể nhận thấy tín hiệu đáng mừng khi thí sinh đã biết lựa chọn con đường phù hợp với khả năng bản thân nhưng sẽ ra sao khi “trong tương lai, robot sẽ thay thế công việc của con người, nhiều lao động có nguy cơ bị thất nghiệp”- Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cảnh báo.

Đại học – Con đường thành công thời đại 4.0

Cuộc cách mạng 4.0 có thể hiểu là thời đại của trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, công nghệ in 3D, robot tự động…..chính vì vậy đại học không phải là con đường duy nhất để thành công nhưng đại học là nền móng vững chắc cho sự thành công của mỗi người trong thời đại tư duy sáng tạo 4.0 đặc biệt cho những ai có tư duy làm chủ.

Sẽ chẳng nói trước được điều gì khi xã hội thay đổi từng ngày, lao động chân tay dần thay thế bằng máy móc, robot, hệ thống tự động hóa…. Chỉ có hành trang tri thức, tư duy sáng tạo mới giúp bạn tồn tại và làm chủ cuộc sống.

Bài toán khó của xã hội Cử nhân thất nghiệp vì không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng

Doanh nghiệp thiếu nhân sự chất lượng

Liên kết doanh nghiệp (Hàn Quốc, Nhật Bản…với Việt Nam) ngày càng cao nhưng tỉ lệ người lao động có trình độ cử nhân chưa nhiều, đa phần làm công nhân tại các khu công nghiệp hoặc xuất khẩu lao động.

Hướng giải quyết

Cơ hội cho người trẻ trong thời đại cách mạng 4.0 rất rộng mở vì vậy mỗi cá nhân cần định hướng đúng đắn vai trò của lao động trí tuệ dần thay thế cho lao động chân tay như thế nào? Hay việc nắm bắt thời cơ làm việc tại nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với mức lương cao trình độ cử nhân thay vì lao động xuất khẩu hay làm công nhân tại các khu công nghiệp? Con đường sự nghiệp, con đường thành công là do chính bạn quyết định và điều bạn cần:

– Trang bị kiến thức, chọn ngành học, môi trường học, phương pháp học phù hợp

– Lựa chọn học đại học ứng dụng (70% thực hành, 30% lý thuyết) vừa học vừa làm, trải nghiệm thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Học không không học? Chọn đại học hay không đại học? Học Đại học ứng dụng hay chọn lý thuyết suông? Lao động chân tay hay lao động trí óc? Làm chủ cuộc sống hay mãi là người làm thuê?  Nằm ở chính bản thân các bạn.

TIN LIÊN QUAN

TIN XEM NHIỀU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội Nhập Công Nghệ 4.0: Học hay không học đại học?
Đăng ký Đại học 4.0 mò mẫm tìm phương án tuyển sinh theo chương trình mới
Bộ nói gì kỳ thi cuối cấp 12 học sinh đăng ký
Thi tuyển đăng ký: Nhà trường, thí sinh ngóng Bộ GD&ĐT
Công bố điểm trúng tuyển trung cấp CAND NAY
Nên học văn bằng 2 ngôn ngữ anh VLVH hay từ xa
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH Đại học Ngoại ngữ
Văn bằng 2 Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội
Nâng Cao Marktting cho Hội Nông dân làng nghề Việt Nam
Nữ tiến sĩ người Việt ở Mỹ xây dựng ứng dụng học tiếng Anh
ĐHQG TP HCM dự kiến mở rộng địa bàn thi đánh giá năng lực
Hàng ngàn thí sinh trúng tuyển đh chọn học trường nghề