Tuyển sinh năm nay cần hợp nhất các phương thức tuyển sinh

Đến nay, phần lớn các trường đại trên cả nước đã hoàn thành công tác tuyển sinh đợt 1 năm 2022, theo số liệu thống kê từ Bộ GD&ĐT đợt đầu tiên này, cả nước có hơn 620.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung, trong đó có hơn 567.000 thí sinh trúng tuyển chính thức (3.580 thí sinh trúng tuyển cao đẳng sư phạm), đạt tỉ lệ 91,4% số với số thí sinh đăng ký.

Có hơn 463.000 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống, đạt tỉ lệ 81,7% so với số thí sinh trúng tuyển. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 100 cơ sở xét tuyển bổ sung, mỗi cơ sở từ vài chục đến hàng ngàn chỉ tiêu. Việc thiếu chỉ tiêu vẫn diễn ra cục bộ ở một số ngành, số trường.

Mặc dù mới bắt đầu năm học mới, nhưng nhiều trường đại học đã “mong ngóng” sớm có phương án tuyển sinh cho năm nay để có thể chủ động cho kế hoạch riêng của từng trường.

Về vấn đề này, thông tin với báo chí, Bà Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm nay, Bộ sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục. Trong đó có việc đánh giá hiệu quả từng phương thức tuyển sinh cho năm nay theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.

Mong muốn tăng quyền tự chủ Các đợt tuyển sinh đợt bổ sung có thể kéo dài đến tháng 12 năm nay

Bên cạnh đó, nhấn mạnh việc tiếp tục ứng dụng công nghệ, giảm thiểu lỗi hệ thống nhằm hỗ trợ công tác tuyển sinh và đăng ký nguyện vọng cho học sinh và nhà trường.

Thông tin với Người Đưa Tin về công tác tuyển sinh kỳ thi vừa qua, TS.Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu Phó Trường Đại học Hà Nội chia sẻ: “Việc tham gia vào Nhóm xét tuyển miền Bắc đã giúp nhà trường xác định chính xác tỉ lệ ảo để có lựa chọn hợp lý trong việc xác định điểm trúng tuyển vào các ngành đào tạo và tuyển sinh đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1. Về cơ bản, đến nay chúng tôi đã hoàn thành công tác tuyển sinh đại học chính quy theo đúng các quy định và kế hoạch của Bộ GD&ĐT”.

Đối với những thay đổi mới liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác tuyển sinh, đai diện Trường Đại học Hà Nội cho rằng hệ thống lọc ảo của Bộ GD&ĐT và của Nhóm xét tuyển miền Bắc đã giúp các trường xác định chính xác yếu tố ảo về mặt kỹ thuật, giảm thiểu tỉ lệ ảo trong xét tuyển để đưa ra điểm trúng tuyển có tính thực tế và xác định khá chính xác số thí sinh trúng tuyển và nhập học. Từ đó tạo hiệu quả công tác tuyển sinh nhờ vậy được đảm bảo.

Trước đề xuất các trường đại học nên giảm bớt các phương thức tuyển sinh để tránh gây nhầm lẫn cho thí sinh của Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Tiến Dũng cũng bày tỏ tán thành bởi việc rà soát, đánh giá để giảm bớt các phương thức tuyển sinh không phù hợp, không thực tế để giảm sự phức tạp. Từ đó, hạn chế khả năng nhầm lẫn của thí sinh trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

“Trường Đại học Hà Nội trong những năm qua vẫn duy trì 3 phương thức xét tuyển đó là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét tuyển kết hợp theo quy định của trường và xét tuyển bằng điểm thì tốt nghiệp THPT. Trường sẽ tiếp tục ổn định 3 phương thức xét tuyển này trong năm nay căn cứ vào kết quả tuyển sinh rất tích cực trong những năm qua”, ông Dũng thông tin.

Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, ở đây đại diện trường đại học cũng kiến nghị đối với Đề án tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT nên tiếp tục duy trì sự ổn định trong công tác tuyển sinh đại học chính quy năm nay, cải tiến hệ thống tuyển sinh để tạo thuận lợi cho thí sinh và công tác xét tuyển của các trường.

“Bộ cũng nên đẩy sớm các mốc thời gian trong hoạt động tuyển sinh để các trường có thể triển khai năm học mới được sớm hơn và tăng quyền tự chủ trong tuyển sinh cho các trường”, ông Dũng cho biết.

Trước đó, đồng tình với đánh giá các phương thức xét tuyển năm nay khá đa dạng và phức tạp gây khó khăn, nhầm lẫn cho các thí sinh, TS.Lê Anh Đức – Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường Kinh tế Quốc dân bày tỏ với Người Đưa Tin: “Bộ GD&DT cho phép các trường tự chủ tuyển sinh, cho nên các trường đưa ra quá nhiều phương thức và không đồng dạng với nhau giữa các trường. Vì vậy, khi đưa vào phần mềm sẽ ra rất nhiều phương thức khác nhau mặc dù có thể nội hàm giống nhau. Từ đó dẫn đến thí sinh nhầm lẫn khi đăng ký vào các trường”.

Việc tổng hợp và giảm bớt các phương thức theo thầy Đức là hợp lý, chỉ nên có những phương thức căn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.

Nguyễn Hoa Trà: https://www.nguoiduatin.vn/tuyen-sinh-nam-2023-can-hop-nhat-cac-phuong-thuc-tuyen-sinh-a576289.html

TIN LIÊN QUAN

TIN XEM NHIỀU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cần tuyển 15 Nam XKLĐ Nhật đơn hàng lắp đặt điều hòa tại Kyoto Nhật Bản
Đắng ký Xin giấy xác nhận nhân sự đi XKLĐ Nhật ở đâu?
TOP 10 Hội nhập Quốc tế tư vấn du học Hàn tại Hà Nội
Lớp học từ xa UNETI ĐH Kỹ thuật Công nghiệp lộn xộn khiến người học thất vọng
Lớp học từ xa UNETI ĐH Kỹ thuật Công nghiệp lộn xộn khiến người học thất vọng
Đăng ký giáo sư, phó giáo sư tại các trường ĐH ra sao?
Đăng ký Đại học An Ninh Nhân Dân Tuyển sinh
Đăng ký thi Chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế PEIC
Cần tuyển 15 Nam XKLĐ Nhật đơn hàng lắp đặt điều hòa tại Kyoto Nhật Bản
Đắng ký Xin giấy xác nhận nhân sự đi XKLĐ Nhật ở đâu?
Hội nhập quốc tế kết nối doanh nghiệp Vinhcoba
Đăng ký giáo sư, phó giáo sư tại các trường ĐH ra sao?
Nhóm ngành KHOA HỌC GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Các nhóm ngành Y HỌC thuộc lĩnh vực đào tạo SỨC KHỎE
Nhóm ngành LUYỆN KIM VÀ MÔI TRƯỜNG và CÔNG NGHỆ HÓA HỌC, VẬT LIỆU
Nhóm ngành CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG