Quy chế đào tạo TS theo Thông tư 18 là hạ chuẩn, cần điều chỉnh

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố quy chế tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ (Thông tư 18) thay thế quy chế năm 2017, nhiều nhà khoa học, chuyên gia giáo dục đã kiến nghị cần xem xét lại. Hiện mọi tranh luận đang tập trung về tiêu chí bài báo khoa học, cũng như đầu vào và đầu ra ngoại ngữ với trình độ tiến sĩ.

Quy chế đào tạo TS theo Thông tư 18 là hạ chuẩn, cần điều chỉnh

Các nhà khoa học có nhiều tranh luận liên quan đến quy chế đào tạo tiến sĩ theo Thông tư 18.Để tạo diễn đàn bàn luận, thông tin đa chiều, Báo Lao Động giới thiệu bài viết của PGS.TS.BS Cao Thỉ – Phó trưởng Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.Thông tư 18 của Bộ GDĐT (viết tắt là TT 18) có “hạ chuẩn” không?

Xung quanh bàn cãi về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo Thông tư 18 mà Bộ GDĐT vừa ban hành, tôi xin có mấy ý kiến từ quá trình học tập và hoạt động của bản thân.

Khoan nói đến tạo thuận lợi cho ai và khó khăn cho ai, phù hợp hay không phù hợp, trước hết xem TT 18 có “hạ chuẩn” đào tạo tiến sĩ không đã.

Chuẩn đầu vào thì thay đổi không nhiều và cũng không phải là quá quan trọng. Quan trọng là ở chuẩn đầu ra. So với thông thư 08 năm 2017 (viết tắt là TT 08), TT 18 bỏ tiêu chuẩn bắt buộc công bố ít nhất 1 bài báo trên tạp chí ISI/Scopus mà có thể thay bằng “bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên”.

Vì là thầy giáo nên từ lâu tôi đã thường xuyên đăng bài báo các nghiên cứu của tôi, cũng như cùng với các học trò, trên các tạp chí y học thuộc hàng có uy tín cao của Việt Nam. Việc đăng bài báo đối với tôi không mấy khó khăn. Đến khi có dự thảo của TT08 thì tôi phải thay đổi thái độ.

Trước hết tôi đăng ngay 2 bài báo trên tạp chí nước ngoài để đạt tiêu chuẩn hướng dẫn nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, việc đăng trên tạp chí nước ngoài không uy tín, dù là có phản biện thì cũng không khó khăn mấy, chỉ là tốn tiền thôi.

Thế nhưng khi tôi muốn gửi đăng bài trong các tạp chí thuộc ISI/Scopus thì tình hình rất khác. Lần đầu tôi phải rất vất vả mới đăng được bài báo mà chưa phải là thứ hạng cao trong Scopus.

Tôi kể chuyện riêng như vậy để thấy 2 tiêu chuẩn bắt buộc có và không cần có bài công bố trên tạp chí ISI/Scopus là rất khác xa nhau.

Các tạp chí trong ISI/Scopus thường kiểm tra kỹ tính mới, tính khoa học của phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy của các số liệu kết quả nghiên cứu, cách lập luận khoa học và tính chính xác các tài liệu tham khảo liên quan. Những việc đó họ làm rất khách quan và dường như không có cách gì tác động đến được.

Không kể nội dung nghiên cứu là gì, nhưng khi đăng được bài trong ISI/Scopus thì có thể yên tâm rằng nghiên cứu đó có giá trị.

Trong khi đó các tạp chí trong nước (không kể các tạp chí thuộc vào ISI/Scopus) thì dù có uy tín, có chất lượng đến mấy cũng không thể nào sánh được với tạp chí trong ISI/Scopus. Vì nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng ngang bằng thì tạp chí đó đã lọt được vào ISI/Scopus rồi.

Ở Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, nơi tôi công tác, quản lý 2 tạp chí chuyên ngành, một bằng tiếng Việt được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước chấm đến 0,75 điểm và một tạp chí viết bằng tiếng Anh, được chấm đến 1 điểm. Nhưng hàng năm nhà trường đều xét khen thưởng cho cả thầy lẫn trò nếu có bài đăng được trong tạp chí thuộc Scopus. Nói vậy để thấy sự khác biệt xa nhau thế nào.

Như vậy, tôi khẳng định thông tư 18 đã “hạ chuẩn” đầu ra đối với đào tạo tiến sĩ. Đến đây, tôi đồng ý với nhiều thầy giáo tâm huyết rằng công bố bài báo trên tạp chí thuộc ISI/Scopus là cách khách quan nhất để thẩm định năng lực của một nghiên cứu sinh.

Công bố bài báo trên tạp chí quốc tế có uy tín là trách nhiệm của tiến sĩ

Tiến sĩ là học vị cao nhất và danh giá nhất của quốc gia. Lúc còn chật vật hoàn thành luận án tiến sĩ, tôi than vất vả với thầy tôi. Thầy tôi bảo: Mấy trăm năm trước thì tên cậu sẽ được khắc vào bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đấy! Nhắm chừng theo được thì theo, không thì bỏ đi, than thở làm gì.

Như vậy học vị tiến sĩ không dành cho mọi đối tượng, không phải là một học vị có thể phổ cập đại trà. Nó chỉ nên được cấp cho những ai có một năng lực nhất định và chịu khó học tập, nghiên cứu đạt đến một kết quả nhất định.

Trong điều 2 Thông tư 18 cũng ghi rõ việc đào tạo là “đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam”. Mà khung trình độ quốc gia cho bậc học tiến sĩ theo Quyết định 1982/QĐ-TTg này 18.10.2016 của Thủ tướng Chính phủ là bậc 8, cao nhất trong các học vị của quốc gia.

Người có bằng tiến sĩ phải là người “ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành” và có những yêu cầu khác rất cao. Hàng đầu chuyên ngành thế nào được nếu như không công bố nổi một bài báo có giá trị khoa học trong ISI/scropus, nơi mà giới khoa học quốc tế nhìn vào để đánh giá năng lực khoa học của một cá nhân và năng lực khoa học của cả một quốc gia?

Người tốt nghiệp tiến sĩ còn phải có trách nhiệm với quốc gia. Công bố bài báo trên tạp chí quốc tế có uy tín như trong ISI/Scopus cũng là trách nhiệm của tiến sĩ.Như vậy theo tôi, việc hạ chuẩn như Thông tư 18 thì khó có thể cho ra lò các tiến sĩ theo yêu cầu khung trình độ quốc gia được, lại càng khó có thể làm rạng danh đất nước trên trường quốc tế.

Kiến nghị điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ

Nếu giải thích sự “hạ chuẩn” trong TT 18 chỉ là cái sàn còn các cơ sở giáo dục có thể tăng chuẩn tùy theo điều kiện là hết sức ngụy biện. Chuẩn mà không chuẩn thì chuẩn để làm gì? Nếu hầu hết các cơ sở giáo dục không tăng mà cứ áp dụng theo chuẩn này thì chất lượng sẽ ra sao?

Tôi không đồng ý với một số thầy cho rằng TT 18 cũng khuyến khích công bố bài báo trên WoS/Scopus rồi đánh đồng nội dung đó giống với qui định “phải có 1 bài báo công bố trên ISI/Scopus” trong TT 08. “Có là tốt” với “bắt buộc có” là 2 phạm trù khác xa nhau.

Cũng như vậy, việc coi trọng “quá trình học tập, có nỗ lực tiến bộ, có sự chuẩn bị…” hay “tập trung tăng cường giám sát… quá trình học tập” chỉ là chiến lược, phương pháp của cơ quan quản lý bắt buộc phải làm để bảo đảm chất lượng đào tạo cho mọi bậc học, chứ không thể đem ra làm lý do để giải thích cho việc hạ chuẩn chất lượng đầu ra cho một sản phẩm đào tạo cụ thể là trình độ tiến sĩ.

Bản thân tôi nhận thấy TT08 đã thật sự kích thích được sự phát triển chất lượng khoa học trong quá trình đào tạo tiến sĩ. Học trò tôi đang hướng dẫn đều quán triệt tinh thần làm việc nghiêm túc để đăng được bài trong Scopus.Nếu cho rằng một số ngành bị vướng mắc của TT 08 làm quá khó thì phải có nghiên cứu đánh giá khó khăn đó và cứ giải quyết riêng cho các ngành đó, hà cớ phải kéo lùi chung cho tất cả các ngành. Nếu muốn thuyết phục thì Bộ GDĐT phải công bố các công trình nghiên cứu khoa học đánh giá sự bất cập của TT 08 rồi hãy sửa đổi nó.Nên dùng chứng chỉ tiếng Anh B1 – B2 để xét tuyển đại học?
Cũng về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với cô Đặng Bích Hà – Giáo viên dạy môn tiếng Anh, Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu (Hà Nội).

Tôi cho rằng TT 18 đã hạ chuẩn đào tạo tiến sĩ không có lý do thuyết phục, đó là điều hết sức không nên, cần phải điều chỉnh lại.

TIN LIÊN QUAN

TIN XEM NHIỀU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký để biết mình phù hợp với công việc gì?
Đăng Ký tìm việc thông qua trung tâm giới thiệu việc làm?
Học CNTT ra làm gì? Các vị trí việc Công chức làm trong ngành CNTT
Giải mã Account Executive – Là nghề gì? Làm gì? Lưu ý ra sao khi ứng tuyển?
Công bố điểm trúng tuyển trung cấp CAND NAY
Nên học văn bằng 2 ngôn ngữ anh VLVH hay từ xa
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH Đại học Ngoại ngữ
Văn bằng 2 Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội
Nữ tiến sĩ người Việt ở Mỹ xây dựng ứng dụng học tiếng Anh
ĐHQG TP HCM dự kiến mở rộng địa bàn thi đánh giá năng lực
Hàng ngàn thí sinh trúng tuyển đh chọn học trường nghề
Có Giáo viên xin đi Dạy hợp đồng, đến khi nhận việc lại “Biệt tăm” vì lương thấp