Những tố chất đặc biệt chứng tỏ bạn thích hợp với ngành Luật
Có bao giờ bạn tự hỏi người học Luật cần có những tố chất gì? Mỗi bạn trẻ, mỗi cá thể đều có một cá tính khác nhau, nhưng những người lựa chọn ngành Luật thì luôn có một số điểm chung đặc biệt. Bạn có muốn nhìn thấy chính mình thông qua bài viết này? Hãy tìm hiểu thông tin dưới đây để biết mình có phù hợp với ngành nghề này không nhé.
Bạn luôn nuôi dưỡng đam mê đối với ngành Luật
Theo ghi nhận của một cuộc khảo sát, hầu hết những người học tập và làm việc cùng với niềm đam mê của mình thường có tỉ lệ thành công rất cao. Bởi khi đó, bạn sẽ không cho phép mình bỏ cuộc, luôn sẵn sàng tiếp nhận công việc trong trạng thái vui tươi, hào hứng. Ngoài ra, đây cũng chính là động lực thúc đẩy bạn vượt qua khó khăn, dám đương đầu với thử thách và luôn cảm thấy hứng thú trong quá trình học Luật. Vậy nên, niềm đam mê là yếu tố quan trọng đối với ngành Luật giúp ta khám phá được những tiềm năng, thế mạnh còn ẩn giấu của bản thân.
Bạn là người yêu thích sự tư duy
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn học Luật giỏi cần phải có khả năng ghi nhớ tốt. Điều này là cần thiết nhưng chưa đủ. Một trong những tố chất quan trọng để thành công trong ngành Luật nằm ở chính sự tư duy. Đó là khi đứng trước một vấn đề, người học Luật ngay lập tức có thể vận dụng kiến thức để chọn lọc, xâu chuỗi, tìm ra căn cứ nhằm phán đoán đúng sai và đưa ra kết luận để giải quyết. Khi học tập và làm việc trong ngành Luật, chắc chắn bạn không thể thiếu tố chất này.
Bạn là người luôn tự tin trước đám đông
Không phải ngẫu nhiên mà sinh viên Luật có tỷ lệ đứng trước lớp thuyết trình hoặc trình bày với tỷ lệ khá cao. Bởi đây là cơ hội để các bạn có thể rèn luyện khả năng giao tiếp và diễn đạt suy nghĩ của mình một cách tự tin trước đám đông. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện trước nhiều người với giọng nói truyền cảm, mạch lạc, đầy sức thuyết phục… thì chắc chắn bạn hoàn toàn phù hợp với ngành Luật.
Bạn là người luôn cần cù và ham học hỏi
Khi học Luật, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều chương, mục, điều, khoản pháp lý cũng như các quy trình, thủ tục tố tụng khác nhau. Vậy nên, sự cần cù và ham học hỏi sẽ thôi thúc bạn chủ động tìm hiểu thêm kiến thức, liên tục trau dồi kinh nghiệm, không ngừng tư duy tìm ra vấn đề dưới góc độ pháp luật. Từ đó, giúp các bạn tiến gần hơn với những kiến thức phong phú từ thế hệ đi trước và tiến bộ hơn trong quá trình học tập.
Bạn có khả năng thuyết phục và biết lắng nghe
Đây là tố chất cần thiết và quan trọng để trở nên thành công trong nghề Luật. Bởi người học Luật luôn biết cách vận dụng lí lẽ và khả năng ăn nói để thuyết phục người khác. Bên cạnh đó, nếu biết cách lắng nghe, ta không chỉ thấu hiểu và thu nhận được những thông tin chính xác mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh.
Những tố chất đặc biệt được kể trên đây giúp chúng ta dễ dàng nhận ra bản thân mình hay bạn bè xung quanh có thích hợp với ngành Luật hay không. Nếu bạn thấy mình chưa có đủ những tố chất trên? Đừng quá lo lắng! Vì chỉ cần bạn có “niềm đam mê”, khi đã đậu vào ngành Luật, thầy cô và môi trường đào tạo sẽ giúp cho sinh viên tự rèn luyện những tố chất còn thiếu sót. Mỗi cá nhân sẽ có nhiều cơ hội để trau dồi và tích lũy mỗi ngày, dần dần hoàn thiện bản thân và đạt được thành công trong tương lai.
Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Hà Nội đánh giá, quy định thang điểm năng lực ngoại ngữ đầu vào tại quy chế 18 mới ban hành năm 2021 đáp ứng yêu cầu đầu vào tại quy định về chuẩn chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT.
Theo ông, yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đầu vào ở Quy chế 18 phù hợp thực tại Việt Nam. Quy chế 18 nhất quán trình độ ngoại ngữ với yêu cầu đầu vào quy định về chuẩn chương trình đào tạo (Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT). Chuẩn chương trình đào tạo yêu cầu đầu vào bậc tiến sĩ là trình độ ngoại ngữ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương với trình độ B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ).
Đồng thời, quy định này được chi tiết hóa trong Quy chế 18 để thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học tổ chức thực hiện tuyển sinh.
Về chứng chỉ tiếng Anh, quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2017 yêu cầu ngoại ngữ đầu vào là chứng chỉ ngoại ngữ IELTS 5.0-6.5 và TOEFL iBT từ 45 – 93 điểm.
Quy chế mới quy định IELTS từ 5.5 trở lên, TOEFL iBT từ 46 điểm trở lên, bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, Cambridge Assessment English B2 và First/B2 Business Vantage/Linguaskill từ 160 trở lên.
Theo Tổ chức khảo thí tiếng Anh Cambridge, trình độ B2 khung tham chiếu chung châu Âu tương đương với mức điểm từ 160 đến 180 điểm và mức điểm IELTS 5.5 – 6.5. Quy chế mới sử dụng cận dưới của mức điểm là IELTS 5.5 là hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn chung cho cả nước, còn các cơ sở đào tạo có thể yêu cầu trình độ cao hơn quy định này.
Chuẩn ngoại ngữ quy chế đào tạo tiến sĩ mới: Chuyên gia tranh luận So sánh chứng chỉ B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu với chứng chỉ IELTS.
TS Thạch nhấn mạnh, nhiều ý kiến cho rằng, quy chế quy định đầu vào tiến sĩ là IELTS 5.5, trong khi với TOEFL iBT thì quy định 46 điểm = B2 là không chuẩn. Bới, hiện nay, khung tham chiếu châu Âu bậc B1 TOEFL iBT từ 42 – 71 điểm, B2 phải tối thiểu 72 điểm. Như vậy, 5.5 IELTS tương đương với 46 – 59 điểm TOEFL iBT.
Việc lựa chọn mức điểm 46 TOEFL iBT vẫn bảo đảm tương đương IELTS 5.5. Quy chế năm 2017 yêu cầu mức điểm 45 TOEFL iBT. Như vậy, nói yêu cầu về ngoại ngữ của quy chế mới thấp hơn so với quy chế trước là không chính xác. Mà phải nói rằng, quy định thang điểm năng lực ngoại ngữ đầu vào tại quy chế mới cao hơn so với quy chế năm 2017.
Quy chế mới yêu cầu ứng viên phải đạt cấp độ 4/6 cũng tương đương với trình độ B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu là phù hợp. Bởi đây là điều kiện tối thiểu (mức sàn) và các trường có thể phát huy quyền tự chủ, yêu cầu cao hơn mức yêu cầu tối thiểu của Bộ GD&ĐT.
Chuẩn ngoại ngữ quy chế đào tạo tiến sĩ mới: Chuyên gia tranh luận
Mặc dù một bảng so sánh khác gợi ý trình độ B2 của CEFR tương đương với 72 điểm của TOEFL iBT, so sánh này dựa vào trình độ tiếng Anh của các nước nói tiếng Anh là Vương quốc Anh, Australia, Canada và Hoa Kỳ (Papageorgiou và cộng sự). Việc đòi hỏi ứng viên của Việt Nam đạt được mức điểm tối thiểu 72 theo thang điểm TOEFL iBT là chưa thực tế.
Ngoài ra, Quy chế 18 yêu cầu ứng viên phải đạt cấp độ 4/6 cũng tương đương với trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu do Bộ GD&ĐT quy định.
TS Thạch cho rằng, chọn mức điểm như vậy là phù hợp. Bởi đây là điều kiện tối thiểu (mức sàn) và các trường có thể phát huy quyền tự chủ của mình, yêu cầu cao hơn mức yêu cầu tối thiểu của Bộ GD&ĐT. Thí dụ, các ngành đào tạo như ngành Ngôn ngữ có thể yêu cầu trình độ cao hơn như IELTS 6.0 hoặc 6.5 trong Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ riêng của mình.
Hạ chuẩn ngoại ngữ?
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều chuyên gia cho rằng, nghiên cứu sinh phải có trình độ ngoại ngữ cao thì mới có thể nghiên cứu, viết bài báo khoa học và công bố quốc tế tốt. Thế nhưng quy chế mới lại không cần công bố quốc tế cả người hướng dẫn, nghiên cứu sinh và hạ chuẩn ngoại ngữ đầu vào và đầu ra trong đào tạo tiến sĩ.
Theo các chuyên gia nếu chuẩn đầu ra không cao hơn, thì ít nhất cũng nên giữ như quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ năm 2017 chứ không nên quay về cách đo chất lượng như quy chế cũ từ lâu đời. Đó rõ ràng là bước lùi của khoa học.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra, theo quyết định khung trình độ quốc gia do Thủ tướng ban hành, tiến sĩ phải đạt trình ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 (B2), tuy nhiên trong khi quy chế mới quy định điểm TOEFL iBT 46 điểm là quá thấp (B2 phải tối thiểu 72 điểm).
Như với quy chế năm 2017 cũng yêu cầu nếu nghiên cứu sinh có ngoại ngữ khác phải đạt chuẩn B2, thì vẫn phải giao tiếp được bằng tiếng Anh. Rất tiếc, những điểm tiên quyết về chuẩn chất lượng và ngoại ngữ như quy chế 2017 lại bị hạ thấp. So sánh về chuẩn đầu ra so với quy chế cũ thì quy chế mới là bước thụt lùi.
Không những thế, trình độ ngoại ngữ cũng liên quan đến việc nghiên cứu và công bố quốc tế. Từ trước đến nay, từng nhiều lần dư luận bức xúc về hiện tượng nghiên cứu sinh mua bài báo quốc tế. Tuy nhiên, đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, yêu cầu về công bố quốc tế vẫn phải là tiêu chí quan trọng và khách quan để cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá kết quả nghiên cứu.
Vị chuyên gia băn khoăn, khi chúng ta bỏ yêu cầu bài báo quốc tế để ưu tiên các công bố quốc nội, liệu xóa bỏ được hết hiện tượng viết hộ luận án như dư luận lâu nay vẫn xì xào trong một số lĩnh vực, đặc biệt trong khối khoa học xã hội, nhân văn? Hơn nữa, nếu quy chế quy định chuẩn đầu ra cao hơn nữa, như phải đăng trên những tạp chí quốc tế ISI uy tín Q1 thì cũng khó có thể mua bán được bằng tiền.
Không những thế, việc hạ tiêu chuẩn khiến các ngành khoa học trong nước khó đăng quốc tế hơn và làm chậm nhịp hội nhập, khó theo kịp với trình độ, chuẩn mực quốc tế. Chúc bạn thực hiện được ước mơ của mình!
TIN LIÊN QUAN
Đăng ký để biết mình phù hợp với công việc gì?
Lựa chọn ngành nghề khi chưa biết thật sự hiểu bản thân. 1.1. Chọn nghề [...]
Th11
Đăng Ký tìm việc thông qua trung tâm giới thiệu việc làm?
Trung tâm giới thiệu việc làm là gì? Trung tâm giới thiệu việc làm còn [...]
Th11
Học CNTT ra làm gì? Các vị trí việc Công chức làm trong ngành CNTT
Ngành công nghệ thông tin là gì? Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology) là [...]
Th11
Giải mã Account Executive – Là nghề gì? Làm gì? Lưu ý ra sao khi ứng tuyển?
Với mức thu nhập khá hấp dẫn, được làm việc trong môi trường năng động [...]
Th11
Website tuyển dụng tìm ứng viên Công Chức Viên Chức
Số lượng hồ sơ ứng tuyển lớn,Hồ sơ ứng viên Công chức – Viên chức [...]
Th11
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông: [THPT, TC, CĐ lên ĐH] 100% học online E-learning
Trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Mã trường PTIT) được thành lập [...]
Th11
TIN XEM NHIỀU
Đại Học Ngoại Ngữ Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Các hệ đào tạo Online & Offline
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH & Từ Xa.Thông tin học phí các hệ đào tạo VB2, VLVH, Từ xa và Học cùng lúc hai chương trình từ năm học. Chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Anh Chương trình đào tạo [...]
Th10
Nên học văn bằng 2 ngôn ngữ anh VLVH hay từ xa
Là chương trình đào tạo giúp cho các bạn có thêm bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Anh chính quy. Hiện nay, học văn bằng 2 tiếng Anh từ xa đang trở nên rất phổ biến. Với tấm bằng này, các bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí [...]
Th10
Chương trình đào tạo Văn bằng 2 & VLVH Đại học Ngoại ngữ
Số lượng người lao động bắt đầu tìm kiếm và theo học các chương trình văn bằng 2 tiếng Anh ngày càng nhiều, điều này cho thấy tầm quan trọng và thiết yếu của tiếng Anh trong thời kì hội nhập và phát triển của toàn cầu. Việc lựa chọn [...]
Th10
Văn bằng 2 Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội
Có nên học văn bằng 2 ngôn ngữ Anh?.Tùy vào nhu cầu học tập và làm việc mà nhiều bạn trẻ theo học văn bằng 2 ngôn ngữ anh. Một số lợi ích khi sử hữu văn bằng 2 tiếng anh như sau: Mở ra những cơ hội việc làm [...]
Th10
HANU tuyển sinh văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh
Khi đất nước hội nhập, yêu cầu về ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng rất quan trọng đối với nguồn nhân lực ở mọi lĩnh vực. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chuyên môn ngoại ngữ khi đã học chuyên ngành khác, Văn bằng 2 tiếng [...]
Th10
Trung Tâm Đào tạo ‘Khát’ nhân lực blockchain
Dù đưa ra mức thu nhập hấp dẫn, nhiều doanh nghiệp vẫn không thể tìm đủ người cho các dự án phát triển blockchain tại Việt Nam. nhân lực ‘TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐÀO TẠO blockchain TOÀN CẦU;’ Blockchain đang là một trong những mảng thuộc ngành công nghệ đang [...]
Th9
Thuật học hùng biện trong nghề Luật. Một số yếu tố tác động đến thuật hùng biện của luật sư
Khả năng hùng biện (tiếng Latin eloquentia) là năng lực diễn thuyết trước công chúng sao cho trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục, thể hiện sức mạnh biểu cảm được bộc lộ qua vẻ đẹp của ngôn ngữ, nhờ đó mà thu hút và thuyết [...]
Th9
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,Khoa luật,Đại học quốc gia Hà Nội
Giới thiệu tác giả Đại Học Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội – VNU, School of Law. “Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới” do PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) là học liệu phục vụ giảng dạy bộ môn Lịch sử nhà nước và [...]
Th9
Kỹ năng của luật sư trong đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán là một trong các hoạt động quan trọng quyết định việc thành – bại của một mối quan hệ hợp tác. Việc đàm phán đôi khi gặt hái được thành công những đôi lúc cũng không đạt được như mong đợi. Cũng giống với các hoạt động pháp [...]
Th9
Học Cao đẳng luật có liên thông Đại học Luật Hà Nội không ?
Nhu cầu học liên thông đại học Luật là cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nhằm tăng cơ hội việc làm cho bản thân. Học liên thông Đại học luật khó không? Em học Cao Đẳng Pháp Luật Hà Nội. Có thể vừa liên thông vừa đi [...]
Th9